15 quốc gia EU tham gia luật cấm sản phẩm nông nghiệp biến đổi gen

Biểu tình tại Paris (Pháp), phản đối tập đoàn Monsanto và thực phẩm biến đổi gen.
Số lượng các quốc gia muốn loại bỏ hoàn toàn việc nuôi trồng cây, con giống biến đổi gen đang ngày càng tăng lên, trong đó phải kể đến hai nền kinh tế đầu tàu là Đức và Pháp.
Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland sẽ chỉ áp dụng lệnh cấm trên lãnh thổ Scotland, xứ Wales và Bắc Ireland trong khi vẫn cho phép canh tác và kinh doanh các sản phẩm biến đổi gen trên lãnh thổ Anh.
Bỉ cũng sẽ chỉ cấm canh tác GMO tại vùng Wallonia miền Nam quốc gia này. Ngoài ra, các quốc gia khác như Áo, Bulgaria, Croatia, Cyprus, Hy Lạp, Hungary, Italy, Latvia, Litva, Hà Lan và Ba Lan sẽ cấm canh tác GMO trên toàn bộ lãnh thổ.
Luật mới cho phép các quốc gia thành viên cấm canh tác GMO xét theo các chính sách về môi trường ngay cả khi các nhà sản xuất khẳng định việc nuôi trồng này đáp ứng yêu cầu của EU về sự an toàn và sức khỏe người tiêu dùng.
Nuôi trồng GMO trước đó đã được EU cho phép, vì vậy cấm GMO có thể sẽ vấp phải sự phản đối từ phía các ông lớn trong ngành sản xuất thực phẩm biến đổi gen như Monsanto and Dow.
Khi đó quốc gia thành viên sẽ phải dựa vào những lý do như các vấn đề về môi trường và nông nghiệp phát sinh để ban hành lệnh cấm.
Trước đó, EU đã cấm 70 dòng sản phẩm biến đổi gen bao gồm thực phẩm cho người, thức ăn gia súc và các loại hoa biến đổi gen.
Kể từ khi luật cấm GMO được đưa ra bàn thảo từ năm 2010, các bên liên quan đã không thể đi đến thống nhất chung.
Bên ủng hộ lo ngại các sản phẩm biến đổi gen có thể đe dọa sức khỏe cộng đồng và ảnh hưởng tới uy tín và chất lượng của các sản phẩm nông nghiệp địa phương truyền thống.
Trong khi bên phản đối lại cho rằng biến đổi gen là công nghệ cần thiết giúp đáp ứng nhu cầu thực phẩm khi dân số toàn cầu gia tăng không ngừng.
Điều này buộc các lãnh đạo EU phải đưa ra quyết định để các quốc gia tự lựa chọn có tham gia lệnh cấm hay không.
Ngày 3/10 là hạn chót chốt danh sách các quốc gia sẽ tham gia lệnh cấm GMO.
Có thể bạn quan tâm

Hiện tại, huyện Chợ Lách (Bến Tre) có hơn 3.290 héc-ta chôm chôm, trong đó có hơn 2.940 héc-ta đang cho thu hoạch. Diện tích trồng chôm chôm tập trung chủ yếu ở các xã Phú Phụng, Vĩnh Bình, Sơn Định, Hòa Nghĩa, Tân Thiềng và Hưng Khánh Trung B.

Tổng sản lượng thủy sản nuôi trồng và khai thác trong tháng 11 đạt 20.903 tấn, trong đó tôm 10.197 tấn, lũy kế 11 tháng đạt 262.798 tấn, trong đó tôm 95.930 tấn, đạt 95,49% kế hoạch và tăng 7% so với cùng kỳ năm ngoái.

Bộ Thương mại Thái Lan đang tìm cách nối lại đàm phán về Hiệp định tự do thương mại (FTA) với liên minh EU nhằm bù đắp cho những tổn thất về ưu đãi thuế quan trên thị trường này. Trên 6.200 sản phẩm Thái Lan sẽ không còn được hưởng lợi từ cơ chế ưu đãi Thuế quan Phổ cập (GSP) kể từ ngày 1/1/2015.

Ngoài ra, Ecuador xác nhận Nghị viện Châu Âu đã thông qua kéo dài cơ chế ưu đãi thuế quan cho các sản phẩm XK của Ecuador sang EU thêm 2 năm nữa. Hiệp hội các nhà XK Ecuador hoan nghênh gia hạn ưu đãi thuế quan của EU và cho biết nhờ đó có thể chấm dứt thiệt hại khoảng 70 triệu USD tiền thuế mỗi tháng.

Năm qua, tình hình sản xuất mặt hàng này vẫn giữ vững mức tăng trưởng. Sản lượng bánh phồng tôm ước đạt trên 12 ngàn tấn (trong đó, Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Sa Giang chiếm 46,71%, Công ty cổ phần thực phẩm Bích Chi chiếm 49%), tăng 16,34% so với năm 2013, đạt 114,57% so với kế hoạch.