15 quốc gia EU tham gia luật cấm sản phẩm nông nghiệp biến đổi gen

Biểu tình tại Paris (Pháp), phản đối tập đoàn Monsanto và thực phẩm biến đổi gen.
Số lượng các quốc gia muốn loại bỏ hoàn toàn việc nuôi trồng cây, con giống biến đổi gen đang ngày càng tăng lên, trong đó phải kể đến hai nền kinh tế đầu tàu là Đức và Pháp.
Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland sẽ chỉ áp dụng lệnh cấm trên lãnh thổ Scotland, xứ Wales và Bắc Ireland trong khi vẫn cho phép canh tác và kinh doanh các sản phẩm biến đổi gen trên lãnh thổ Anh.
Bỉ cũng sẽ chỉ cấm canh tác GMO tại vùng Wallonia miền Nam quốc gia này. Ngoài ra, các quốc gia khác như Áo, Bulgaria, Croatia, Cyprus, Hy Lạp, Hungary, Italy, Latvia, Litva, Hà Lan và Ba Lan sẽ cấm canh tác GMO trên toàn bộ lãnh thổ.
Luật mới cho phép các quốc gia thành viên cấm canh tác GMO xét theo các chính sách về môi trường ngay cả khi các nhà sản xuất khẳng định việc nuôi trồng này đáp ứng yêu cầu của EU về sự an toàn và sức khỏe người tiêu dùng.
Nuôi trồng GMO trước đó đã được EU cho phép, vì vậy cấm GMO có thể sẽ vấp phải sự phản đối từ phía các ông lớn trong ngành sản xuất thực phẩm biến đổi gen như Monsanto and Dow.
Khi đó quốc gia thành viên sẽ phải dựa vào những lý do như các vấn đề về môi trường và nông nghiệp phát sinh để ban hành lệnh cấm.
Trước đó, EU đã cấm 70 dòng sản phẩm biến đổi gen bao gồm thực phẩm cho người, thức ăn gia súc và các loại hoa biến đổi gen.
Kể từ khi luật cấm GMO được đưa ra bàn thảo từ năm 2010, các bên liên quan đã không thể đi đến thống nhất chung.
Bên ủng hộ lo ngại các sản phẩm biến đổi gen có thể đe dọa sức khỏe cộng đồng và ảnh hưởng tới uy tín và chất lượng của các sản phẩm nông nghiệp địa phương truyền thống.
Trong khi bên phản đối lại cho rằng biến đổi gen là công nghệ cần thiết giúp đáp ứng nhu cầu thực phẩm khi dân số toàn cầu gia tăng không ngừng.
Điều này buộc các lãnh đạo EU phải đưa ra quyết định để các quốc gia tự lựa chọn có tham gia lệnh cấm hay không.
Ngày 3/10 là hạn chót chốt danh sách các quốc gia sẽ tham gia lệnh cấm GMO.
Có thể bạn quan tâm

Giá dưa hấu loại 1 bán tại vườn ở xã Kiến Tường, Mộc Hóa, Long An ngày 16-1 là 13.500 đồng/kg, cao gấp sáu lần năm ngoái mùa Tết năm ngoái mà nguyên nhân là do người trồng dưa hấu năm ngoái bị lỗ nặng nên sau đó chuyển sang trồng thanh long, diện tích trồng dưa hấu giảm mạnh.

Năm 2014, huyện Lục Ngạn (Bắc Giang) phấn đấu mở rộng diện tích sản xuất vải thiều theo tiêu chuẩn VietGAP lên 8.500 ha, tăng 1.000 ha so với năm 2013.

Một cửa hàng khác trên đường Nguyễn Tri Phương đang bày bán bưởi hồ lô cho hay, hiện nay người tiêu dùng đang mua bưởi hồ lô khá nhiều, không chỉ tiêu thụ ở TPHCM mà nhiều người mua cho biết đóng hàng gửi ra Hà Nội cho người thân.

Hàm Yên (Tuyên Quang) hiện có hơn 2.200 ha cam cho thu hoạch. Vụ cam năm nay Hàm Yên ước thu 27.000 tấn quả, đạt giá trị 250 tỷ đồng, tăng gần gấp hai vụ cam năm ngoái; nhiều nhất là Tân Thành trên 10.000 tấn; Yên Thuận gần 3.500 tấn; Yên Lâm 4.100 tấn; Minh Khương 3.000 tấn…

Trên các bãi bồi dọc sông Trà Khúc, thời điểm này bước vào vụ trồng dưa hấu. Chủ nhân của những đồng dưa ấy đến từ xã Bình Chương (Bình Sơn - Quảng Ngãi). Bằng kinh nghiệm “nghề dưa”, họ đoán rằng, sau lũ lớn, vùng đất giữa lòng sông Trà chắc chắn sẽ tốt tươi. Và thế là họ đến đây thuê đất, bám sông, trồng dưa và đợi mong ngày dưa chín.