15.000 Tỷ Đồng Tín Dụng Cho Vay Phát Triển Thủy Sản

Số tiền này được BIDV dành cho vay theo Chương trình tín dụng phát triển thuỷ sản theo Nghị định 67/2014 của Chính phủ.
Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt nam (BIDV) vừa triển khai Chương trình tín dụng phát triển thuỷ sản theo Nghị định 67/2014 của Chính phủ, bắt đầu có hiệu lực từ ngày 25/8/2014.
Theo đó, trong giai đoạn 2014 – 2017 BIDV dành 15.000 tỷ đồng để cho vay cho các đối tượng: Cho vay đóng mới, nâng cấp tàu khai thác hải sản xa bờ, tàu dịch vụ hậu cần nghề cá, cho vay vốn lưu động để khai thác hải sản và cung cấp dịch vụ hậu cần khai thác hải sản xa bờ theo chính sách của Nghị định 67/2014/NĐ-CP; Cho vay nâng cấp năng lực các nhà máy đóng tàu, cho vay ngắn hạn thi công đóng tàu;
Cho vay các dự án đầu tư theo hình thức BT, cho vay ứng trước vốn đối với chương trình phát triển thủy sản do vốn ngân sách Nhà nước bố trí;
Để tăng hiệu quả của Nghị định 67, ông Trần Bắc Hà, Chủ tịch HĐQT BIDV, đề nghị Chính phủ, các Bộ ngành tăng cường tuyên truyền, phổ biến rộng rãi về trách nhiệm của chủ tàu trong quá trình sử dụng vốn vay.
Chính phủ sớm phân bổ ngân sách cho các địa phương về đầu tư các cơ sở hậu cần nghề cá, quy hoạch lại các ngư trường đánh bắt và tổ chức tốt hoạt động đánh bắt theo mô hình chuỗi khai thác khép kín nhằm nâng cao sản lượng và giá trị đánh bắt.
Sớm ban hành các mẫu thiết kế tàu phù hợp. Có biện pháp để giảm chi phí đóng mới/nâng cấp tàu, tăng khả năng thu hồi vốn của từng con tàu.
Đồng thời, theo ông Hà, tại các địa phương, cần sớm thành lập Ban chỉ đạo triển khai các chính sách phát triển thủy sản tại đồng thời cho phép các NHTM được tham gia từ giai đoạn xem xét, duyệt danh sách chủ tàu đủ điều kiện vay vốn để đẩy nhanh quá trình cấp tín dụng. Xây dựng chương trình hướng dẫn, đào tạo đối với ngư dân để nắm bắt và định hướng thay đổi thói quen, tập quán đánh bắt riêng lẻ sang đánh bắt theo tổ, đội với tàu vỏ sắt công suất lớn hơn.
Phối hợp, hỗ trợ các ngân hàng quản lý tài sản đảm bảo tiền vay và nguồn tiền từ đánh bắt hải sản để quản lý thu hồi nợ vay, đảm bảo việc thu hồi vốn của chương trình.
Có thể bạn quan tâm

Mặc dù Ấn Độ và Ecuador vẫn trúng mùa, nhưng tôm nuôi của Thái Lan, Trung Quốc và Malaysia đang bị thiệt hại nặng do hội chứng chết sớm (EMS) nên nguồn cung không còn dồi dào như ở thời điểm tháng 5 vừa qua. Trong khi đó, nhu cầu tiêu thụ tại một số thị trường vẫn không suy giảm, giúp giá tôm tăng trở lại trong tháng 6.

Sáng 12/6, tại UBND xã Tam Quang (Núi Thành, Quảng Nam), Hội Nghề cá tỉnh Quảng Nam phối hợp với Báo Tuổi trẻ TP Hồ Chí Minh tổ chức lễ hỗ trợ vốn cho 150 hộ ngư dân có hoàn cảnh khó khăn thuộc 15 tàu của huyện Núi Thành.

Để khắc phục tình trạng trên, An Giang thực hiện tái cơ cấu con cá tra với các giải pháp như: Quy hoạch gắn với thị trường, giải pháp về khoa học và công nghệ; giải pháp về tổ chức sản xuất... Trong đó liên kết trong khâu nuôi, chế biến và xuất khẩu cá tra được xem là một trong những yếu tố quan trọng để giựt dậy ngành cá tra hiện nay.

Lâm Thao (Phú Thọ) hiện có tổng diện tích nuôi trồng thuỷ sản loại hình mặt nước nuôi chuyên là 520 ha, năng suất bình quân hàng năm đạt 4,8 tấn/ha...

Sau nhiều tháng sụt giảm mạnh, hiện nay, giá tôm thẻ chân trắng tại các huyện Cầu Ngang, Duyên Hải, Trà Cú… đã tăng trở lại. Cụ thể, tôm thẻ loại 60 con/kg giá 116.000 đồng/kg, tôm thẻ loại 70 con/kg giá 112.000 đồng/kg, tôm thẻ loại 90 con/kg giá 100.000 - 104.000 đồng/kg… bình quân tăng 10.000 - 20.000 đồng/kg so đầu tháng 6/2014.