14 Lĩnh Vực Cần Đầu Tư Vào Nông Nghiệp Quảng Trị

Tuy còn những thắc mắc, băn khoăn nhưng các doanh nghiệp kỳ vọng Nghị định 210 sớm đi vào cuộc sống, từ đó tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội khu vực nông thôn.
Tỉnh Quảng Trị vừa tổ chức Hội nghị triển khai thực hiện Nghị định 210/2013 của Chính phủ và Thông tư hướng dẫn thực hiện của Bộ Kế hoạch - Đầu tư về chính sách khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn. Vấn đề này được kỳ vọng tạo cú hích cho nông nghiệp Quảng Trị.
Những điểm mới
Ông Nguyễn Quân Chính - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị cho biết, theo Nghị định 210 của Chính phủ, các doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn sẽ được hưởng những ưu đãi về đất đai và được hỗ trợ đầu tư.
Tuy nhiên, doanh nghiệp phải làm bằng lương tâm và trách nhiệm của mình với người nông dân thì tỉnh sẽ rải thảm chào đón, tạo điều kiện hết mức...”.
Trước đó, vào năm 2010, Chính phủ đã ban hành Nghị định 61 về chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn, nhưng tực tế NĐ này chưa thể hiện được vai trò đột phá, thúc đẩy doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực trên. Vì vậy, ngày 19/12/2013, Chính phủ đã ban hành Nghị định 210 hy vọng tạo ra cú hích lớn.
Bên cạnh việc giữ lại những ưu điểm của Nghị định 61, Nghị định 210 đã bổ sung những điểm mới như quy định rõ trách nhiệm của các cơ quan thực hiện. Các hỗ trợ được tính vào chi phí sản xuất của doanh nghiệp khi quyết toán với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. Quy định rõ nguồn vốn và cơ chế hỗ trợ đầu tư...
Ngoài ra, Nghị định 210 cũng xác định rõ mức hỗ trợ cho từng lĩnh vực. Cụ thể hỗ trợ từ 2-5 tỷ đồng/dự án đầu tư cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung; hỗ trợ từ 3-5 tỷ đồng/dự án chăn nuôi gia súc tập trung; hỗ trợ từ 2-3 tỷ đồng/dự án đầu tư cơ sở sấy lúa, sấy phụ phẩm thủy hải sản, chế biến cà phê, chế biến thủy hải sản; hỗ trợ 20 tỷ đồng/dự án chế biến gỗ rừng trồng, hỗ trợ vận chuyển 1.500 đồng/tấn/km; hỗ trợ không quá 70% chi phí xây dựng cơ sở hạ tầng cho các dự án chế tạo, bảo quản, chế biến nông, lâm, thủy sản…
Tiềm năng và lợi thế
Ông Nguyễn Văn Bài - GĐ Sở NN-PTNT Quảng Trị cho biết, những năm qua, nhiều chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước đối với lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn được Quảng Trị phát huy hiệu quả tích cực.
Nông nghiệp Quảng Trị có những bước phát triển toàn diện, hiệu quả, xứng đáng là bệ phóng vững chắc của kinh tế địa phương. Tiềm năng, lợi thế đất đai, lao động và các nguồn lực của Quảng Trị được phát huy.
Hiện tại, cơ cấu kinh tế nông nghiệp Quảng Trị chuyển dịch theo hướng CNH-HĐH, hình thành các vùng sản xuất hàng hóa tập trung, gắn sản xuất với chế biến và tiêu thụ, tạo ra chuỗi sản phẩm nông nghiệp với giá trị gia tăng ngày càng cao.
Cơ sở hạ tầng nông thôn ngày càng được hoàn thiện, đáp ứng tốt hơn yêu cầu phát triển sản xuất dân sinh. Để đẩy nhanh tốc độ phát triển nông nghiệp, ngành NN-PTNT Quảng Trị đã hoàn thành quy hoạch phát triển đến năm 2020, tích cực tổ chức thực hiện tái cơ cấu ngành hiệu quả.
Ông Bài chi tiết hóa về các thành tựu của nông nghiệp Quảng Trị, đó là năm 2014 lần đầu tiên sản lượng lương thực đạt 27 vạn tấn. Diện tích lúa chất lượng cao đạt 14 ngàn ha. Diện tích ngô gần 4 ngàn ha, lạc 4,3 ngàn ha, sắn 12 ngàn ha, rau đậu các loại 5,5 ngàn ha.
Cây công nghiệp dài ngày như cao su gần 20 ngàn ha, cà phê gần 5 ngàn ha, hồ tiêu gần 2,5 ngàn ha. Trong lĩnh vực chăn nuôi đàn trâu 25 ngàn con, bò hơn 53 ngàn con, đàn heo 270 ngàn con. Lĩnh vực lâm nghiệp diện tích rừng sản xuất 115 ngàn ha, trong đó có hơn 10 ngàn ha rừng được cấp chứng chỉ FSC.
Trong lĩnh vực thủy sản khai thác đạt 30 ngàn tấn/năm, các cảng cá, khu dịch vụ hậu cần nghề cá Cồn Cỏ, Cửa Việt, Cửa Tùng hoạt động hiệu quả...
Tất cả tạo nguồn nguyên liệu ổn định cho công nghiệp chế biến nông lâm sản Quảng Trị phát triển với một loạt hệ thống nhà máy...
Tuy nhiên, để khai thác và phát huy tối đa tiềm năng lợi thế của tỉnh cũng như góp phần tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng chiều sâu, hiệu quả, ông Bài đề nghị, tại Quảng Trị các doanh nghiệp quan tâm đầu tư vào các lĩnh vực (gồm 14 danh mục khuyến khích đầu tư):
Trước hết là khuyến khích đầu tư sản xuất lúa chất lượng cao quy mô từ 50 ha trở lên. Sản xuất ngô theo cánh đồng mẫu lớn từ 20 ha trở lên.
Sản xuất rau củ quả sạch theo tiêu chuẩn VietGAP quy mô 2 ha trở lên. Sản xuất chế biến tiêu thụ mủ cao su, hồ tiêu. Sản xuất chế biến dược liệu.
Chăn nuôi theo hình thức trang trại. Bảo quản chế biến nông lâm thủy sản. Xây dựng cải tạo lò giết mổ gia súc, gia cầm tập trung.
Đầu tư khôi phục, phát triển sản phẩm nghề truyền thống ở nông thôn. Xử lý ô nhiễm môi trường, thu gom xử lý nước thải, khí thải, chất thải rắn. Tư vấn dịch vụ nghiên cứu, ứng dụng chuyển giao tiến bộ KHKT vào sản xuất nông nghiệp và ngành nghề dịch vụ nông thôn.
Với những lĩnh vực nội dung đầu tư mà doanh nghiệp được ưu tiên thì phải có dự án, đề án có cấp thẩm quyền phê duyệt, có hợp đồng liên kết với nông dân để sản xuất chế biến tiêu thụ sản phẩm...
Tuy còn những thắc mắc, băn khoăn nhưng các doanh nghiệp kỳ vọng Nghị định 210 sớm đi vào cuộc sống, từ đó tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội khu vực nông thôn.
Có thể bạn quan tâm

Trong không khí rộn ràng đón mừng xuân mới Ất Mùi, với nhiều câu chuyện vui buồn trong sản xuất - đời sống năm qua, bà con nông dân sẽ không quên bàn luận nhiều vấn đề về nuôi trồng thủy sản và mơ ước có được những vụ tôm nuôi thành công, đạt hiệu quả kinh tế cao trong năm 2015.

Theo ông Tiến, trong năm 2014, xã đã lập được 2 tổ, đội đoàn kết KTTS trên biển với hơn 10 tàu cá tham gia. Các tổ, đội này hoạt động theo quy chế thống nhất được cấp trên ban hành. Đáng mừng là ngư dân tham gia các tổ, đội đoàn kết KTTS đã phối hợp với nhau khá hiệu quả trong khai thác và tiêu thụ sản phẩm, cũng như hỗ trợ nhau trong phòng chống thiên tai, rủi ro tai nạn trên biển.

Năm 2014, diện tích tôm nuôi đạt khoảng 267.642 ha, trong đó diện tích nuôi tôm công nghiệp đạt trên 8.200 ha, quảng canh cải tiến 61.000 ha, sản lượng tôm nuôi ước đạt trên 155.000 tấn, tăng 11,57% so với cuối năm 2013. Tuy nhiên, trong sản xuất tiềm ẩn nhiều rủi ro, thiếu bền vững. Ðể chủ động trong sản xuất, hạn chế đến mức thấp nhất những rủi ro do thiên tai, dịch bệnh, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Cà Mau Châu Công Bằng cho biết, năm 2015 diện tích nuôi tôm trong tỉnh tăng trên 270.000 ha.

Nhìn chung, thị trường thủy sản tươi sống tại TP Cần Thơ đang rất đa dạng về chủng loại, tạo nhiều cơ hội lựa chọn cho người tiêu dùng. Theo dự đoán của nhiều tiểu thương, giá một số loại thủy sản có xu hướng còn giảm trong thời gian tới, nhất là các loại cá nuôi do năm nay người dân phát triển nuôi nhiều.

Ngư dân Nguyễn Dương, chủ tàu cá QNg – 46814 TS, cùng với bạn chài chuyển những rổ ruốc vào bờ bán cho thương lái. Anh cho biết: “Những ngày cận Tết, ngư dân đánh bắt gần bờ như tụi tui thường trúng đậm ruốc và cá cơm. Chỉ sau một đêm, mỗi tàu kiếm được hàng chục triệu đồng. Chủ tàu thu được từ 6 -10 triệu, mỗi ngư dân đi bạn được chia trên dưới 1 triệu đồng”.