13 Cơ Sở, Vùng Sản Xuất Nông Sản Đạt Tiêu Chuẩn GlobalGAP

Toàn tỉnh Vĩnh Long hiện có 13 cơ sở, vùng sản xuất đạt tiêu chuẩn GlobalGAP. Trong đó, có 4 cơ sở cây ăn trái, 2 cơ sở rau màu và 7 cơ sở thủy sản. Nông sản đạt chứng nhận GlobalGAP trên cây ăn trái chủ yếu trên bưởi Năm Roi, cam sành, nhãn, chôm chôm, mận, xoài,…
Hiện ngành nông nghiệp đang xúc tiến, tiếp tục cấp chứng nhận cho 2 cơ sở đạt chuẩn GlobalGAP là chôm chôm Bình Hòa Phước (Long Hồ), bưởi Năm Roi Đông Thành (TX Bình Minh); đồng thời cấp chứng nhận VietGAP cho 3 cánh đồng mẫu lớn, 4 cơ sở chăn nuôi, 1 cơ sở rau màu và 1 cơ sở thủy sản.
Theo đánh giá, phần lớn các mô hình đạt chứng nhận đã mang lại hiệu quả, giảm được chi phí sản xuất, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Tuy nhiên, khó khăn lớn nhất hiện nay là các cơ sở không có kho lạnh tạm trữ và khâu chế biến cũng chưa đáp ứng yêu cầu.
Có thể bạn quan tâm

Người dân Chí Linh (Hải Dương) đang trồng thử nghiệm nhiều mô hình có giá trị kinh tế cao, trong đó cây na dai đã dần khẳng định vị thế.

Ông Lê Huy Ngoạn ở thôn Trân Tảo, xã Phú Thị, huyện Gia Lâm (Hà Nội) là một trong số nông dân hiếm hoi đạt được hai cái nhất. Đó là nuôi cá sinh sản, cá giống giỏi nhất và trồng ổi Đài Loan đạt hiệu quả kinh tế cao nhất vùng.

Trong những ngày đầu tháng 8/2013, Trung tâm khuyến nông - Khuyến ngư kết hợp với Phòng Kinh tế TP Cà Mau chọn 2 ấp Tân Hiệp và Tân Thuộc, xã An Xuyên làm điểm chỉ đạo triển khai mô hình cánh đồng mẫu lớn năm 2013.

Những ngày cuối tháng 7, đầu tháng 8 là thời điểm bà con nông dân ở Chí Linh bước vào vụ thu hoạch na. Gia đình bà Mai Thị Khánh, ở thôn Tân Tiến là một trong những hộ trồng na khá sớm ở xã Hoàng Tiến. Từ năm 2001, khi cây vải giảm giá trị kinh tế, vợ chồng bà đã mạnh dạn chuyển sang chuyên canh trồng cây na dai.

Bưởi da xanh và bưởi năm roi rất phù hợp với vùng đất thổ nhưỡng ở đây, năng suất bình quân đạt 18 tấn/ha. Với giá cao và ổn định như thời điểm hiện nay, sau khi trừ chi phí, người trồng bưởi thu lãi khoảng 300 triệu đồng/ha.