128 doanh nghiệp thủy sản xuất khẩu vào Brazil

Theo Bộ NN&PTNT: Từ đầu năm đến nay, để thúc đẩy xuất khẩu nông, lâm, thủy sản, Bộ đã chỉ đạo các cơ quan liên quan hỗ trợ doanh nghiệp giải quyết tốt các rào cản kỹ thuật của các thị trường nhập khẩu, duy trì thị trường xuất khẩu và mở rộng.
Kết quả, hiện nay Liên minh kinh tế Á - Âu đã chấp thuận bổ sung thêm 4 doanh nghiệp, nâng tổng số doanh nghiệp thủy sản Việt Nam xuất khẩu vào liên minh này lên 22 doanh nghiệp.
Thời gian qua, Brazil cũng đã dỡ bỏ lệnh tạm ngừng cấp phép nhập khẩu cho thủy sản của Việt Nam và chấp thuận thêm 3 doanh nghiệp, nâng tổng số doanh nghiệp thủy sản Việt Nam xuất khẩu vào Brazil là 128 doanh nghiệp.
Ngoài ra, các nông sản có nguồn gốc động, thực vật của Việt Nam đã được cơ quan thẩm quyền các nước nhập khẩu chấp thuận với những yêu cầu khắt khe về kiểm dịch thực vật, dư lượng hóa chất, thuốc bảo vệ thực vật.
Điển hình như mặt hàng nhãn, vải được xuất khẩu sang Hoa Kỳ, Úc…; xoài được xuất khẩu vào Nhật Bản; duy trì xuất khẩu rau gia vị sang EU, chè vào Đài Loan…
Có thể bạn quan tâm

Giá gà thịt nuôi thả vườn ở huyện Chợ Gạo, huyện Gò Công Tây, huyện Gò Công Đông (Tiền Giang)... tăng cao, làm người nuôi phấn khởi vì có lãi lớn.

Ngày 7-11, Phó chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai Trần Văn Vĩnh đã có buổi làm việc với các sở, ngành và 4 huyện tham gia thí điểm đầu tư hạ tầng vùng khuyến khích phát triển chăn nuôi tập trung, gồm: Thống Nhất, Xuân Lộc, Cẩm Mỹ và Trảng Bom.

Vào giữa năm 2002, cả tỉnh Bình Thuận triển khai thực hiện Nghị quyết 04 của Tỉnh ủy. Theo đó, những hộ đồng bào dân tộc thiểu số trong tỉnh Bình Thuận được vay vốn của Ngân hàng Chính sách xã hội để nuôi bò. Thế rồi, đại bộ phận đồng bào đã có từ 1 - 2 con bò do các cơ quan được chỉ định mua bò giống, cung cấp. Nhiều hộ nuôi từ 1 - 2 con trước đây, vài năm sau có 4 - 5 con, thậm chí có đàn trên dưới 25 con. Ông Mai Sên, Trưởng Ban Dân tộc tỉnh, cho biết: Chương trình phát triển đàn bò 04, Ngân hàng Chính sách xã hội đã cho 3.160 hộ đồng bào dân tộc thiểu số vay 22.035 triệu đồng để mua 4.680 con trâu, bò. Trong đó, có 186 con bò đực giống trị giá 1.928 triệu đồng…

Năm 2013, huyện SaPa phấn đấu thực hiện mở rộng diện tích trồng cây Atiso lên 47,8 ha, tăng 15,8 ha so với năm 2012. Theo kế hoạch, thị trấn SaPa trồng 19 ha, xã Sa Pả trồng 12,6 ha, Lao Chải trồng 2,5 ha, Hầu Thào trồng 3,5 ha, Tả Phìn trồng 9 ha và Tả Van trồng 1,2 ha.

Một cuộc khảo sát cho thấy, có 60% số ý kiến được hỏi đồng ý trả giá cao hơn thị trường để được dùng gạo GlobalGap - thực hành sản xuất nông ngiệp tốt.