121,5ha lúa hè thu bị sâu bệnh hại

Cụ thể, rầy nâu gây hại trên 15,8ha lúa tại các huyện Đông Hòa, Tây Hòa và Phú Hòa với mật độ từ 750 đến 3.000 con/m2. Rầy lưng trắng đang gây hại 1,5ha lúa tại huyện Phú Hòa với mật độ từ 800 đến 1.400 con/m2. Bệnh lem thối hạt gây hại khoảng 20,5ha lúa tại huyện Đồng Xuân với tỉ lệ hại từ 6 đến 10% hạt.
Bệnh khô vằn phát sinh trên 83,7ha lúa với tỉ lệ bệnh từ 10 đến 22% dảnh, tập trung ở các huyện Đồng Xuân, Sông Hinh, Tuy An và Tây Hòa. Ngoài ra, nhiều diện tích đồng còn xuất hiện một số sâu gây hại như: sâu cuốn lá nhỏ, nhện gié, bọ xít dài…
Ngành NN-PTNT khuyến cáo, thời gian tới, rầy nâu và rầy lưng trắng có thể sẽ tiếp tục gây hại trên các diện tích đồng có mật độ sạ dày, bón thừa đạm; bệnh lem thối hạt, thối thân, khô vằn... sẽ gia tăng mạnh; sâu đục thân, sâu cắn gié, bọ xít dài... có khả năng phát sinh trên lúa bắt đầu trổ. Hiện ngành bảo vệ thực vật phối hợp với các địa phương hướng dẫn bà con biện pháp kỹ thuật chăm sóc cây lúa và phòng trừ sâu bệnh hại lúa.
Có thể bạn quan tâm

Với phương châm: “Phát triển mô hình kinh tế hộ gia đình, kinh tế trang trại phải gắn với bảo vệ, phát triển rừng và bảo vệ môi trường sinh thái”, thời gian qua, nhiều hộ dân ở xã Hướng Phùng, huyện Hướng Hóa (Quảng Trị) đã có hướng đi mới trong lao động, sản xuất và ý thức rất cao trong việc tích cực thực hiện tốt giữ gìn, bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên của địa phương.

Đến từ một đất nước xa xôi nhưng các chuyên gia của Liên đoàn Hợp tác xã Cộng hòa Liên bang Đức (DGRV) có những hiểu biết sâu sắc về tình hình phát triển kinh tế tập thể của Việt Nam nói chung và Thái Nguyên nói riêng. Đặc biệt, họ đã chia sẻ những kinh nghiệm rất thiết thực về phát triển kinh tế tập thể, nhất là khu vực hợp tác xã (HTX) nông nghiệp.

Sau khi đã tập huấn cho nông dân về kỹ thuật trồng và cách chăm sóc giống cây hoa phong lan, Trạm Khuyến nông huyện Lấp Vò vừa phối hợp UBND xã Bình Thạnh Trung tổ chức cấp phát cây giống hoa phong lan cho 20 hộ nông dân trên địa bàn xã, mỗi hộ được nhận 100 cây giống.

Tham gia cổ phần với doanh nghiệp hàng đầu của Nhật Bản để khai thác, xuất khẩu cá ngừ đại dương - chuyện tưởng chỉ có trong mơ của ngư dân miền Trung - lại đang được triển khai thí điểm. Đây là cơ hội lớn để ngư dân Việt Nam chuyển mình, thay đổi cách làm nhằm nâng cao lợi nhuận.

Do thời tiết diễn biến phức tạp, gây bất lợi cho quá trình nuôi tôm. Bên cạnh đó, việc chăm sóc, quản lý ao nuôi không hợp lý, chất lượng con giống không đảm bảo nên đã có hiện tượng tôm chết xảy ra ở một số ao nuôi tôm công nghiệp trên địa huyện Đầm Dơi (Cà Mau).