11 Tháng Đầu Năm Tổng Sản Lượng Thủy Sản Ước Đạt 5,7 Triệu Tấn (Tăng 4,8%)

Theo báo cáo Tổng cục Thủy sản, trong tháng 11, ước tổng sản lượng thủy sản đạt 471 nghìn tấn, trong đó sản lượng khai thác 207 nghìn tấn, sản lượng nuôi trồng 264 nghìn tấn. Lũy kế 11 tháng đầu năm tổng sản lượng thủy sản ước đạt 5,7 triệu tấn (tăng 4,8% so với cùng kỳ năm 2013), trong đó sản lượng khai thác đạt 2,7 triệu tấn (tăng 5,5%) sản lượng nuôi trồng 3 triệu tấn (tăng 4,5%).
Diện tích nuôi tôm lũy kế ước đạt 679 nghìn ha (tăng 4% so với cùng kỳ năm 2013), trong đó diện tích tôm sú là 575 nghìn ha, diện tích nuôi tôm thẻ chân trắng (TTCT) là 94 nghìn ha. Sản lượng thu hoạch lũy kế ước đạt 593 nghìn tấn (tăng 21,2%), trong đó sản lượng tôm sú là 251 nghìn tấn, TTCT là 342 nghìn tấn. Diện tích nuôi cá tra lũy kế đầu năm ước đạt 4,7 nghìn ha (tương đương cùng kỳ năm 2013). Diện tích đã thu hoạch 3,3 nghìn ha (giảm 11,9%), sản lượng thu hoạch lũy kế ước đạt 943 nghìn tấn (giảm 10,8%). Giá bán cá nguyên liệu thời điểm báo cáo tại 9 tỉnh ĐBSCL ở mức 22.700 – 24.500 đồng/kg.
Trong hoạt động khai thác thủy sản, nhìn chung, thời tiết trên các ngư trường thuận lợi cho hoạt động khai thác hải sản, các đối tượng cá nổi xuất hiện nhiều, trong khi giá dầu giảm 2 lần trong tháng 11 với mức 1.110 đồng/lít so với cùng kỳ tháng trước (xuống còn 18.650 đồng/lít) tạo điều kiện cho ngư dân bám biển.
Tại cuộc họp giao ban tháng 11 (ngày 01/12/2104), Thứ trưởng Vũ Văn Tám chỉ đạo: Cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản khẩn trương nắm tình hình thiệt hại sau cơ bão số 4 để có biện pháp khắc phục; Tiếp tục triển khai tốt vụ cá Bắc; Phối hợp với các địa phương, Ngân hàng Nhà nước, Bộ Tài chính chuẩn bị báo cáo tình hình triển khai Nghị định 67, bên cạnh đó, khẩn trương thiết kế mẫu tàu vỏ gỗ phục vụ triển khai Nghị định
Về Nuôi trồng: cần tìm các giải pháp ngăn chặn việc dùng kháng sinh và chất cấm trong nuôi trồng thủy sản; tiếp tục tìm các giải pháp phòng và trị bệnh trên tôm nuôi, đặc biệt là bệnh đốm trắng và hoại tử gan tụy; Kiểm soát tốt giống tôm bố mẹ; Rà soát, đánh giá tình hình thực hiện Nghị định số 36 và thông tư 23 và sản xuất kinh doanh cá tra.
Tổ chức hội nghị để rà soát đánh giá khả năng phát triển cá rô phi, tôm càng xanh, xác định rõ nhu cầu và khả năng đáp ứng về con giống của 2 đối tượng này.
Bên cạnh đó, các đơn vị khẩn trương hoàn thành các kế hoạch năm đã đề ra và chuẩn bị tốt điều kiện để thực hiện kế hoạch năm 2015.
Nguồn bài viết: http://www.fistenet.gov.vn/b-tin-tuc-su-kien/a-tin-van/11-thang-111au-nam-tong-san-luong-thuy-san-uoc-111at-5-7-trieu-tan-tang-4-8/
Có thể bạn quan tâm

Với quy mô chăn nuôi trên 12.000 con lợn rừng và 5.000 gà rừng bằng thức ăn tự nhiên, cùng việc chữa bệnh cho vật nuôi bằng cây thuốc nam, trang trại lợn rừng NTC của Công ty cổ phần Phát triển KHKT NTC Việt Nam (NTC) là trang trại chăn nuôi hữu cơ lớn nhất Việt Nam.

Miền núi, trung du hội đủ tiềm năng để phát triển kinh tế rừng, song giá trị mà lĩnh vực này đem lại còn quá khiêm tốn so với kỳ vọng của các địa phương. Làm thế nào để thoát khỏi nền lâm nghiệp nhỏ lẻ, tụt hậu để đủ sức cạnh tranh với các tỉnh, thành lân cận luôn là vấn đề đặt ra.

Nhiều năm qua nền nông nghiệp của Điện Bàn vẫn có những bước tiến tích cực, nhưng để tìm được một cây trồng chủ lực, đặc trưng của địa phương nhằm tạo dựng thương hiệu thì vẫn là một bài toán khó.

Tổng kết Chương trình 135 và Nghị quyết 30a của Chính phủ về hỗ trợ phát triển sản xuất nông nghiệp cho đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn Nam Trà My, từ năm 2011 - 2014, tổng nguồn vốn Chương trình 135 của Chính phủ đã đầu tư cho huyện hơn 4,2 tỷ đồng.

Chiều 21.10, Chủ tịch UBND tỉnh Đinh Văn Thu chủ trì cuộc họp nghe Sở NN&PTNT báo cáo về quy hoạch bảo tồn và phát triển sâm Ngọc Linh trên địa bàn huyện Nam Trà My giai đoạn 2015 - 2020 và định hướng đến năm 2030;