11 Tháng Đầu Năm Tổng Sản Lượng Thủy Sản Ước Đạt 5,7 Triệu Tấn (Tăng 4,8%)

Theo báo cáo Tổng cục Thủy sản, trong tháng 11, ước tổng sản lượng thủy sản đạt 471 nghìn tấn, trong đó sản lượng khai thác 207 nghìn tấn, sản lượng nuôi trồng 264 nghìn tấn. Lũy kế 11 tháng đầu năm tổng sản lượng thủy sản ước đạt 5,7 triệu tấn (tăng 4,8% so với cùng kỳ năm 2013), trong đó sản lượng khai thác đạt 2,7 triệu tấn (tăng 5,5%) sản lượng nuôi trồng 3 triệu tấn (tăng 4,5%).
Diện tích nuôi tôm lũy kế ước đạt 679 nghìn ha (tăng 4% so với cùng kỳ năm 2013), trong đó diện tích tôm sú là 575 nghìn ha, diện tích nuôi tôm thẻ chân trắng (TTCT) là 94 nghìn ha. Sản lượng thu hoạch lũy kế ước đạt 593 nghìn tấn (tăng 21,2%), trong đó sản lượng tôm sú là 251 nghìn tấn, TTCT là 342 nghìn tấn. Diện tích nuôi cá tra lũy kế đầu năm ước đạt 4,7 nghìn ha (tương đương cùng kỳ năm 2013). Diện tích đã thu hoạch 3,3 nghìn ha (giảm 11,9%), sản lượng thu hoạch lũy kế ước đạt 943 nghìn tấn (giảm 10,8%). Giá bán cá nguyên liệu thời điểm báo cáo tại 9 tỉnh ĐBSCL ở mức 22.700 – 24.500 đồng/kg.
Trong hoạt động khai thác thủy sản, nhìn chung, thời tiết trên các ngư trường thuận lợi cho hoạt động khai thác hải sản, các đối tượng cá nổi xuất hiện nhiều, trong khi giá dầu giảm 2 lần trong tháng 11 với mức 1.110 đồng/lít so với cùng kỳ tháng trước (xuống còn 18.650 đồng/lít) tạo điều kiện cho ngư dân bám biển.
Tại cuộc họp giao ban tháng 11 (ngày 01/12/2104), Thứ trưởng Vũ Văn Tám chỉ đạo: Cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản khẩn trương nắm tình hình thiệt hại sau cơ bão số 4 để có biện pháp khắc phục; Tiếp tục triển khai tốt vụ cá Bắc; Phối hợp với các địa phương, Ngân hàng Nhà nước, Bộ Tài chính chuẩn bị báo cáo tình hình triển khai Nghị định 67, bên cạnh đó, khẩn trương thiết kế mẫu tàu vỏ gỗ phục vụ triển khai Nghị định
Về Nuôi trồng: cần tìm các giải pháp ngăn chặn việc dùng kháng sinh và chất cấm trong nuôi trồng thủy sản; tiếp tục tìm các giải pháp phòng và trị bệnh trên tôm nuôi, đặc biệt là bệnh đốm trắng và hoại tử gan tụy; Kiểm soát tốt giống tôm bố mẹ; Rà soát, đánh giá tình hình thực hiện Nghị định số 36 và thông tư 23 và sản xuất kinh doanh cá tra.
Tổ chức hội nghị để rà soát đánh giá khả năng phát triển cá rô phi, tôm càng xanh, xác định rõ nhu cầu và khả năng đáp ứng về con giống của 2 đối tượng này.
Bên cạnh đó, các đơn vị khẩn trương hoàn thành các kế hoạch năm đã đề ra và chuẩn bị tốt điều kiện để thực hiện kế hoạch năm 2015.
Nguồn bài viết: http://www.fistenet.gov.vn/b-tin-tuc-su-kien/a-tin-van/11-thang-111au-nam-tong-san-luong-thuy-san-uoc-111at-5-7-trieu-tan-tang-4-8/
Có thể bạn quan tâm

Như tin đã đưa, ngày 20-5, Chi cục Thú y đã phối hợp với Chi cục Nuôi trồng thủy sản, Phòng Kinh tế TP Móng Cái (Quảng Ninh) tiến hành thu 14 mẫu tại Hải Hòa và Vạn Ninh để xét nghiệm dịch bệnh. Ngày 25-5, kết quả xét nghiệm của Cơ quan Thú y Vùng 2 và kết quả xét nghiệm của Trung tâm Chẩn đoán Thú y Trung ương cho thấy: Có 5 mẫu tôm dương tính với bệnh đốm trắng; 9 mẫu dương tính với bệnh hoại tử gan tụy cấp tính.

Quy hoạch nuôi tôm nước lợ ĐBSCL đến năm 2020, định hướng năm 2030 là vấn đề trọng tâm được thảo luận tại hội thảo do Viện Kinh tế và quy hoạch thủy sản (Bộ NN&PTNT) tổ chức tại Bạc Liêu.

Xã Xuân Hòa (Xuân Trường - Nam Định) có sông Sò chảy qua, đây là một nhánh sông nhỏ của sông Hồng chịu ảnh hưởng của thủy triều và nước mặn từ biển nên có tiềm năng phát triển nuôi trồng thủy sản (NTTS) ở cả nước mặn, nước lợ và nước ngọt.

Ngày 14 tháng 5 năm 2015, Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh đã ban hành Quyết định số 21/2015/QĐ-UBND về quy định chính sách khuyến khích áp dụng quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt (VietGAP) trong nông nghiệp và thủy sản.Quyết định này có hiệu lực thi hành từ ngày 25 tháng 5 năm 2015.

* Lợi nhuận mô hình cánh đồng lớn tăng thêm từ 1,2 -7,5 triệu đồng/ha Sáng 27-5, tại TP Cần Thơ, Tổng Hội Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) phối hợp với Ban chỉ đạo Tây Nam Bộ tổ chức hội nghị "Cánh đồng lớn".