11.000 Tấn Xoài Đã Xuất Sang Trung Quốc

Tìm hiểu tường tận tình hình tại cửa khẩu Cốc Nam (Lạng Sơn), chúng tôi thấy không có gì xác thực cho thông tin xoài Trung Quốc “ngậm hóa chất” NK về nước đội lốt xoài Việt Nam mà một số báo đăng tải vài ngày trước.
Xoài được đóng gói cẩn thận trong các thùng nhựa lót bìa các-tông, xếp ngay ngắn trong các thùng xe tải trọng lượng từ 20- 30 tấn.
Theo Chi cục Hải quan cửa khẩu Cốc Nam, mặc dù xoài xuất sang Trung Quốc chủ yếu thông qua đường tiểu ngạch, nhưng doanh nghiệp xuất khẩu xoài của Việt Nam không cần chuyển hàng sang Lũng Nghịu (Trung Quốc) để giao hàng. Thương lái Trung Quốc tự đưa xe sang bãi tập kết, bốc xếp của Việt Nam và nhận hàng.
Theo phòng Nghiệp vụ, Chi cục Hải quan cửa khẩu Cốc Nam, xe chở xoài xuất qua cửa khẩu Cốc Nam bắt đầu nhộn nhịp từ ngày 20/3 với khối lượng trung bình khoảng 800 tấn/ngày. Tổng lượng xoài đã xuất sang Trung Quốc đến thời điểm này là 10.790 tấn.
“Cốc Nam là cửa khẩu hoạt động một chiều, chuyên xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang Trung Quốc (không nhập khẩu), do đó tôi chắc chắn không có bất cứ lô xoài nào của Trung Quốc được nhập về Việt Nam qua cửa khẩu này từ đầu năm đến nay”, ông Phan Cảnh Thành, Phó chi cục trưởng Chi cục Hải quan cửa khẩu Cốc Nam khẳng định.
Trả lời câu hỏi của phóng viên rằng, liệu có tình trạng nhập lậu xoài Trung Quốc qua các đường mòn biên giới Việt – Trung gần khu vực cửa khẩu Cốc Nam, ông Thành nói: Thủ tục xuất nhập khẩu hoa quả từ Việt Nam sang Trung Quốc hoặc từ Trung Quốc sang Việt Nam rất đơn giản, nhanh chóng. Mặt khác, những giao dịch mua, bán nông sản nói chung, hay các mặt hàng hoa quả nói riêng thường được thực hiện với số lượng lớn (hàng chục tấn), vì thế trường hợp buôn lậu hoa quả theo đường mòn là rất hiếm gặp.
Trước thông tin hầu hết xoài bán tại các chợ đầu mối của Hà Nội và các tỉnh lân cận như Hưng Yên, Hải Dương, Thái Bình… có nguồn gốc từ Trung Quốc, rồi xoài Trung Quốc “đội lốt” hàng Việt Nam, Úc, Thái…, Chi cục trưởng Chi cục Hải quan Cốc Nam Trần Văn Hùng chia sẻ: “Xoài vốn là cây nhiệt đới, chủ yếu trồng tại miền Nam Việt Nam, Thái Lan... Đây đang là thời điểm thu hoạch xoài chính vụ. Lượng xoài trong nước dồi dào, xuất sang Trung Quốc không kịp và giá cả cũng phải chăng thì cần gì phải nhập khẩu”.
Tân Thanh, Cốc Nam (hai cửa khẩu chủ chốt được phía Trung Quốc lựa chọn để xuất nhập khẩu hoa quả của Việt Nam) đều khẳng định không nhập xoài từ Trung Quốc. Vậy, những thông tin về xoài Trung Quốc “đội lốt” hàng Việt Nam cần được các cơ quan chức năng xác minh lại, tránh tình trạng nông dân trồng xoài các tỉnh phía Nam và thương nhân nước ta chịu thiệt thòi.
Ông Hùng cho biết thêm: "Xoài Trung Quốc thường to hơn rất nhiều so với xoài trong nước, ăn nhạt và kém ngon. Do đó, gian thương muốn “đội lốt” xoài nước bạn thành xoài Việt là rất khó".
Rời Cốc Nam, chúng tôi đến cửa khẩu Tân Thanh – cửa khẩu vừa xuất, vừa nhập các mặt hàng nông sản giữa Việt Nam và Trung Quốc. Những năm trước, vào thời điểm này xoài trong nước chủ yếu được xuất khẩu qua đây.
Nhưng theo bà Đặng Thị Ngân, Phó Chi cục trưởng Chi cục Hải quan cửa khẩu Tân Thanh: “Năm nay, do lượng xe chở dưa hấu từ khu vực Nam Trung bộ ra quá nhiều gây nên tình trạng ùn tắc cả ngàn xe chở dưa. Các mặt hàng hoa quả đã được phân loại, đóng gói (thùng), và dễ dàng bốc xếp (như thanh long, khoai lang, xoài…) thường xuất qua cửa khẩu Cốc Nam để giảm tải áp lực cho cửa khẩu Tân Thanh. Do đó, từ nửa cuối tháng 3 trở lại đây, số lượng xe chở xoài xuất qua cửa khẩu Tân Thanh chỉ đếm trên đầu ngón tay, thậm chí ngày hôm nay (1/4) không có xe nào”.
Đồng quan điểm với lãnh đạo Chi cục Hải quan cửa khẩu Cốc Nam, bà Ngân cho biết: “Từ đầu năm đến nay Việt Nam không nhập khẩu lô xoài nào có nguồn gốc từ Trung Quốc qua cửa khẩu Tân Thanh. Thời điểm này, chỉ có những khu vực có khí hậu nhiệt đới mới có xoài bán. Ngay tại miền Bắc Việt Nam, xoài còn đang trong thời kỳ ra hoa đậu quả thì chắc chắn Trung Quốc (có khí hậu lạnh hơn) không thể có xoài xuất khẩu được.
Phải đến tháng 8 – 9, Trung Quốc mới có xoài bán cho Việt Nam, nhưng số lượng không nhiều, vì đây cũng là giai đoạn xoài ở miền Bắc cho thu hoạch. Thế mạnh nông sản xuất khẩu của Trung Quốc so với Việt Nam là: quýt, cam, táo, lê, chứ không phải xoài”.
Có thể bạn quan tâm

Dịch bệnh trên cây màu tăng Các loại cây chuyển đổi là: mít, dừa, bưởi, cam, xoài, nhãn Ido, chôm chôm, ổi, thanh long, đu đủ…

Ông Đinh Đoan Lởi, ngụ tại xã Suối Cao (huyện Xuân Lộc) là một trong những nông dân đi tiên phong ở tỉnh Đồng Nai thành công trong việc ghép cải tạo, trẻ hóa vườn xoài già cỗi. Ông Lởi chia sẻ: “Những gốc xoài ba mùa mưa gần 20 năm già cỗi, giá giống xoài này lại thấp nên thường phải chặt bỏ. Nhưng tôi đã tận dụng những gốc xoài này để ghép các giống xoài cát Hòa Lộc, xoài Thái đang được thị trường ưa chuộng, bán với giá cao”.

Trong nuôi hàu, việc chọn vị trí nuôi rất quan trọng, quyết định thắng lợi của việc nuôi. Vùng nuôi phải là ở vùng cửa sông, ít sóng gió, có độ mặn 20-30 phần nghìn, pH thích hợp 7,5-8,5. Nguồn nước sạch, nước lưu thông (có dòng chảy nhẹ), màu nước xanh có nhiều sinh vật phù du. Độ sâu nên chọn vùng hạ triều, chất đáy tương đối cứng.

Nuôi cá trong bồn có nhiều thuận lợi hơn so với nuôi trong ao đất. Trên cùng một diện tích, nuôi cá trong bồn tuy đầu tư chi phí ban đầu có cao hơn nhiều nhưng năng suất cao hơn gấp nhiều lần so với nuôi trong ao đất.

Cụm ngành thủy sản là thế mạnh của kinh tế Cà Mau trong giai đoạn phát triển hiện nay và thời gian tới, với hạt nhân là nuôi trồng và chế biến thủy sản.