10kg chanh chưa đổi được 1 ly cà phê, nông dân vẫn ế hàng
Tuy nhiên hiện nay thì 10kg chanh chưa đổi được một ly café đá đã khiến không ít nhà vườn trăn trở khi canh tác loại cây trồng này.
Ông Hồ Minh Thu ngụ xã Tân Mỹ, huyện Lấp Vò ngậm ngùi: “Hiện nay trong vườn nhà tôi còn hơn 15 tấn chanh đã tới ngày thu hoạch nhưng bán không ai mua. Khoảng 1 tuần trước lái còn mua với giá 1 ngàn đồng/kg đối với chanh loại 1, còn chanh loại 2, loại 3 gần như cho không. Bây giờ thì chanh loại 1 hay loại 2 gì cũng vậy, thương lái trả lời là không mua vì đang “dội chợ”, thế là cả chục tấn chanh không biết bán đâu cho hết”.
Một số thương lái thông tin, chanh rớt giá thảm do đây là thời điểm thu hoạch chính vụ, nên sản lượng chanh ở các nơi rất lớn. Trong khi đó, chanh của Đồng Tháp nói riêng và một số tỉnh đồng bằng sông Cửu Long chủ yếu được tiêu thụ ở khu vực miền Trung, Hà Nội, nhưng thời gian gần đây thời tiết mưa bão liên tục ảnh hưởng rất lớn đến sức tiêu thụ từ các thị trường này. Đây là một trong những nguyên nhân chính khiến chanh tiêu thụ chậm.
Ông Võ Văn Hòa - Giám đốc Hợp tác xã (HTX) chanh Tân Hòa, xã An Hiệp, huyện Châu Thành, cho biết: “Mặc dù chanh ở HTX được sản xuất theo chuẩn VietGAP nhưng do chưa liên kết được với các đơn vị thu mua nên tình hình tiêu thụ chanh của bà con xã viên cũng gặp nhiều khó khăn. Hiện chanh loại 1 bán tại HTX giá từ 1.500 - 2.000 ngàn đồng/kg, chanh loại 2 và loại 3 từ 200 - 500 đồng/kg nhưng tiêu thụ cũng rất khó khăn vì lái không mua hàng nhiều. So với cùng kỳ năm trước thì giá chanh năm nay thấp hơn từ 20 - 30%. Với mức giá như hiện nay thì người trồng chanh điêu đứng, bởi chi phí đầu tư cao hơn rất nhiều so với giá chanh bán ra”.
Có thể bạn quan tâm

Thời tiết từ đầu vụ đến nay khá thuận lợi, cộng thêm ngư cụ được cải hoán, nâng cấp khá hiện đại là những yếu tố quan trọng cho vụ cá Nam thắng lợi.

Cuối tháng 7-2015, giá bán cá tra vẫn tiệm cận với giá thành. Người nuôi cá ở ĐBSCL vẫn đang lo lắng. Tình trạng này đã kéo dài hơn 10 năm qua. Thế nhưng việc Hiệp hội Cá tra Việt Nam bước đầu “lập được bản đồ nuôi cá tra” ở ĐBSCL đang mở ra hướng phát triển căn cơ cho nghề nuôi cá.

TS. Đặng Thị Hoàng Oanh, Khoa Thủy sản (Trường đại học Cần Thơ), vừa có buổi trao đổi kinh nghiệm với nông dân về điều trị bệnh gan thận mủ ở cá tra. Theo TS. Oanh, ngoài các loại thuốc đặc trị, thị trường đã có vaccine ALPHA JECT Panga 1, chuyên phòng bệnh cho cá tra. Vaccine được nhập khẩu từ Na Uy, qua khảo nghiệm giúp cá chống lại vi khuẩn Edwardsiella ictaluri trong suốt quá trình nuôi.

Ốc len hay còn gọi là linh hoa (tên khoa học Cerithidea obtusa) sống tự nhiên ở những khu rừng ngập mặn hay các bãi bồi ven biển, là loại đặc sản quý có giá trị dinh dưỡng cao. Tuy nuôi ốc len cho thu nhập không cao bằng một số loài thủy sản khác như tôm sú, cua biển, sò huyết... nhưng có ưu thế là phù hợp điều kiện của hộ nghèo, nhất là hộ đang nhận giao khoán chăm sóc và bảo vệ rừng.

Thời gian qua, nghề khai thác thủy sản ven bờ bằng các phương tiện nhỏ phát triển quá mức, mang tính tận diệt… làm nguồn lợi thủy sản tự nhiên bị cạn kiệt. Trước thực trạng đó, nhiều tổ đồng quản lý nghề cá ven bờ đã được xây dựng tại huyện Tuy An (Phú Yên) nhằm góp phần bảo vệ và phát triển bền vững nguồn lợi thủy sản ven bờ.