10kg chanh chưa đổi được 1 ly cà phê, nông dân vẫn ế hàng
Tuy nhiên hiện nay thì 10kg chanh chưa đổi được một ly café đá đã khiến không ít nhà vườn trăn trở khi canh tác loại cây trồng này.
Ông Hồ Minh Thu ngụ xã Tân Mỹ, huyện Lấp Vò ngậm ngùi: “Hiện nay trong vườn nhà tôi còn hơn 15 tấn chanh đã tới ngày thu hoạch nhưng bán không ai mua. Khoảng 1 tuần trước lái còn mua với giá 1 ngàn đồng/kg đối với chanh loại 1, còn chanh loại 2, loại 3 gần như cho không. Bây giờ thì chanh loại 1 hay loại 2 gì cũng vậy, thương lái trả lời là không mua vì đang “dội chợ”, thế là cả chục tấn chanh không biết bán đâu cho hết”.
Một số thương lái thông tin, chanh rớt giá thảm do đây là thời điểm thu hoạch chính vụ, nên sản lượng chanh ở các nơi rất lớn. Trong khi đó, chanh của Đồng Tháp nói riêng và một số tỉnh đồng bằng sông Cửu Long chủ yếu được tiêu thụ ở khu vực miền Trung, Hà Nội, nhưng thời gian gần đây thời tiết mưa bão liên tục ảnh hưởng rất lớn đến sức tiêu thụ từ các thị trường này. Đây là một trong những nguyên nhân chính khiến chanh tiêu thụ chậm.
Ông Võ Văn Hòa - Giám đốc Hợp tác xã (HTX) chanh Tân Hòa, xã An Hiệp, huyện Châu Thành, cho biết: “Mặc dù chanh ở HTX được sản xuất theo chuẩn VietGAP nhưng do chưa liên kết được với các đơn vị thu mua nên tình hình tiêu thụ chanh của bà con xã viên cũng gặp nhiều khó khăn. Hiện chanh loại 1 bán tại HTX giá từ 1.500 - 2.000 ngàn đồng/kg, chanh loại 2 và loại 3 từ 200 - 500 đồng/kg nhưng tiêu thụ cũng rất khó khăn vì lái không mua hàng nhiều. So với cùng kỳ năm trước thì giá chanh năm nay thấp hơn từ 20 - 30%. Với mức giá như hiện nay thì người trồng chanh điêu đứng, bởi chi phí đầu tư cao hơn rất nhiều so với giá chanh bán ra”.
Có thể bạn quan tâm

Đó là mô hình của gia đình anh Võ Tá Lan, xã Vượng Lộc, Huyện Cạn Lộc, tỉnh Hà Tĩnh. Với diện tích trên 3.000m2, 3 năm liền anh nuôi tôm càng xanh đều đạt hiệu quả kinh tế cao.

- Từ ngày 15/11/2013 – 31/01/2014 thả giống tôm Thẻ chân trắng (đối với những vùng nuôi có điều kiện). Tuy nhiên trong thời gian này, người nuôi cần thận trọng và có giải pháp phòng bệnh thân đỏ đốm trắng trên tôm nuôi nước lợ.

Sáng 12.11, phóng viên NTNN đã đến cảng Cái Rồng, Vân Đồn. Chỉ 30 giờ trước, vùng biển này là nơi kinh hoàng với mọi người bởi cơn bão số 14 đổ vào với mưa lớn và gió giật cấp 13 tàn phá.

Ở tuổi 30, Nguyễn Thanh Quang ở thị trấn Thạnh Mỹ huyện Nam Giang (Quảng Nam) đã biết làm giàu ngay trên chính quê hương của mình bằng mô hình nuôi heo rừng.

Ngày nay, các món ăn từ dế đã trở thành đặc sản nhưng nguồn dế tự nhiên không đáp ứng đủ nhu cầu. Nắm bắt được xu thế đó, nhiều nông dân trẻ đã tìm tòi và nuôi thành công loài vật này, giúp tăng thu nhập gia đình, có điều kiện vươn lên làm giàu. Anh Trần Quốc Trí (ấp Tân Bình, xã Tà Đảnh, Tri Tôn, An Giang) là một trong số đó.