1001 Cách Làm Ăn Nuôi Vịt Trời

Vừa đọc được tin trên báo Nông Nghiệp Việt Nam, ngay ngày hôm sau tôi đã mò lên Bắc Giang để đi thăm cơ sở nuôi vịt trời đầu tiên ở Việt Nam. Đây là trại nuôi vịt trời của anh Tô Quang Dần ở bên hồ Cây Đa, thôn Đoàn Tùng, xã Đông Phú, huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang.
Chủ tịch Hội ND huyện Nguyễn Đức Chính cùng các đồng chí lãnh đạo xã đã đón sẵn và đưa chúng tôi vào hồ Cây Đa. Cũng phải mất dăm cây số mới vào tới nơi. Đây là một hồ nước rất rộng nằm ngay dưới chân núi. Cảm giác thú vị đầu tiên ập đến với chúng tôi là hàng trăm con vịt trời ào ào lao xuống nước khi thấy xe đi qua. Trại của anh Dần nằm trên đồi. Ông chủ có lẽ mới trên 40 tuổi, tính tình hiền lành và cởi mở. Anh đưa chúng tôi đi thăm 2 khu chuồng nối tiếp nhau. Trong mỗi chuồng được chia làm nhiều ô. Mỗi ô rộng khoảng 50m2 và có 2 giàn gỗ thoai thoải.
Vịt đứng cả trên giàn gỗ đó. Nền chuồng nghiêng một góc khoảng 30, phía trên khô, phía dưới ướt. Ở góc phía dưới có chứa nước. Chỗ sâu nhất cũng chỉ độ 10-15cm. Tường ngăn cách giữa các ô chỉ cao độ 50cm. Mỗi chuồng có 10 ô chia đều ở 2 bên. Vịt ở ô nào, đứng nguyên ở ô đó. Xem ra, chúng “trật tự” hơn các loại vịt khác.
Anh Dần cho biết, vịt trời bay rất giỏi. Tuy nhiên, ngay từ nhỏ ta đã tiến hành cho ăn và chăm sóc chu đáo nên đàn vịt không bỏ đi. Nó có thể bơi ra hồ hoặc bay đi xa hàng trăm mét nhưng rồi tới chiều tối chúng lại về. Ta chỉ cần nuôi nhốt nó trong vòng 2 tháng. Sau đó, ta có thể cho nó ra sân hoặc bơi ra hồ. Hàng ngày anh cho vịt ăn thức ăn bình thường như ta nuôi gà, vịt. Từ lúc mới nở tới khoảng 20 ngày, anh cho chúng ăn cám của gà con.
Sau đó, anh chuyển cho chúng ăn cám của vịt đẻ. Tới tháng thứ 3, anh bắt đầu chỉ cho ăn toàn thóc. Cứ nuôi như vậy tới 4-5 tháng là có thể xuất bán. Mỗi con đạt độ 0,9-1,2kg. Nếu muốn nuôi cho đẻ, ta phải kéo dài tới 7 tháng. Vịt trời của anh Dần đẻ rất khỏe, mỗi năm trên 100 trứng. Hồi đầu, anh nhờ gà ấp. Tới nay, anh đưa trứng đi ấp máy.
Đầu năm 2013, anh xuất lứa đầu được 500 con. Giá mỗi con lên 200.000 đồng. Khách tranh nhau mua hết. Thịt vịt trời nổi tiếng là thơm ngon, xương nhỏ và mềm. Ông chủ chiêu đãi chúng tôi một bữa. Ăn rồi mới thấy, thịt vịt trời đúng là tuyệt vời.
Anh Dần đã giúp cho một số bà con trong xã cùng nuôi. Họ đều nuôi tốt, thu nhập rất khá. Anh hiền lành chia sẻ: “Ai cần nuôi, cháu sẵn sàng giúp cho...”.
Hãy đến ngay mà xem, nuôi vịt trời quá dễ! Nếu không có điều kiện, xin điện thoại cho anh Dần để biết thêm thông tin về vịt trời (ĐT anh Dần: 0963.916.774).
Có thể bạn quan tâm

Yên Bái là một tỉnh miền núi có điều kiện khí hậu, đất đai phù hợp phát triển các loại cây ăn quả có múi, đặc biệt là cây cam. Tuy nhiên, hiện nay, đại đa số các vùng trồng cây ăn quả có múi một thời nổi tiếng như: cam Văn Chấn, bưởi Khả Lĩnh, Đại Minh và cam sành Lục Yên đang ngày càng giảm sút về năng suất, chất lượng và thu hẹp về diện tích. Một trong những nguyên nhân dẫn đến sự giảm sút về năng suất và chất lượng sản phẩm của hàng loạt các loại cây ăn quả có múi là vì bị sâu bệnh phá hoại. Có một loại bệnh rất phổ biến hiện nay chính là bệnh vàng lá Greening do rầy chổng cánh gây nên. Đây là hiện tượng xảy ra phổ biến ở các vùng trồng cam, quýt trên địa bàn tỉnh Yên Bái, đặc biệt là tại huyện Lục Yên. Thời kỳ cao điểm, Lục Yên có diện tích trồng cam lên tới 300ha ở hầu hết các xã, nhiều nhất là Tân Lĩnh, Minh Chuẩn, Mường Lai, thị trấn Yên Thế... Từ năm 2005, diện tích trồng cam đã bị thu hẹp đáng kể. Theo số liệu thống kê của Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện, từ năm 2007 đến nay, mỗi

Từ đầu tháng 4 đến nay, cả tư thương và nông dân xã Bản Lầu, huyện Mường Khương (Lào Cai) như “ngồi trên đống lửa” vì dứa đã đến cuối kỳ thu hoạch, nhưng thương lái bỗng dừng việc thu mua, vận chuyển.

Từ nguồn kinh phí của Trung tâm Khuyến nông và Khuyến ngư tỉnh Đồng Tháp hỗ trợ, sự phối hợp của Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Trạm Khuyến nông, Hội Làm vườn huyện Lấp Vò triển khai thực hiện mô hình sản xuất xoài an toàn xã Định Yên với qui 5ha của 6 hộ dân thuộc ấp An Khương.

Qua gần 1 năm triển khai, với sự hỗ trợ, hướng dẫn của ngành Khuyến nông, trong tháng 2-2014, trại thanh long ruột đỏ của ông Trần Công Sơn (ấp Thân Đức, xã Thân Cửu Nghĩa) được tổ chức VietCert cấp Giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn VietGAP. Đây cũng là trại thanh long đầu tiên trên địa bàn huyện Châu Thành (Tiền Giang) được chứng nhận đạt tiêu chuẩn này.

Trong khi giá các loại cá rô, cá lóc, cá trê… liên tục rớt thê thảm khiến cho người nuôi điêu đứng, thì cá sặc rằn vẫn hút hàng và giá vẫn rất cao, từ 55.000 đến 60.000 đồng/kg và một ưu thế nữa của cá sặc rằn đó chính là người nuôi cá không bị tiểu thương ép giá, bởi cá sặc rằn càng lớn thì giá càng cao.