100 sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu được tôn vinh

Sáng 14/10, Bộ Công Thương họp báo công bố và tôn vinh sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp quốc gia năm 2015.
Lễ công bố sẽ diễn ra vào ngày 17/10 tới tại Hà Nội.
Theo Ban tổ chức, 100 sản phẩm được công nhận là sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp quốc gia năm 2015 thuộc các nhóm sản phẩm:
Thủ công mỹ nghệ, chế biến nông, lâm, thủy sản và đồ uống; sản phẩm thiết bị, máy móc, dụng cụ và phụ tùng cơ khí.
Ban tổ chức cho biết, sẽ có 100 sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu được công bố vào ngày 17/10 tới.
Việc bình chọn và tôn vinh nhằm lựa chọn ra những sản phẩm đặc sắc, nổi trội trong số các sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu của cấp khu vực để tôn vinh.
Qua đó, các cơ quan Nhà nước có kế hoạch hỗ trợ phát triển sản xuất, xúc tiến thương mại, góp phần thúc đẩy công nghiệp nông thôn phát triển.
Việc bình chọn cũng sẽ góp phần thu hút, khuyến khích, động viên các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất công nghiệp nông thôn nói chung và các đơn vị có sản phẩm được bình chọn tích cực hơn nữa trong việc duy trì phát triển sản xuất sản phẩm chất lượng cao, tận dụng được tiềm năng lợi thế của địa phương.
Có thể bạn quan tâm

Vụ ĐX 2014 - 2015, Trung tâm KN-KN Quảng Nam phối hợp với Cty TNHH Hạt giống CP Việt Nam và Trạm KN-KN huyện Nông Sơn triển khai mô hình trình diễn giống ngô lai CP 888 và CP 333.

Nhằm tìm các giống mì mới phù hợp với đất đai, thời tiết tại địa phương, cho năng suất cao. Trong năm 2015, ngành Nông nghiệp huyện Krông Pa (Gia Lai) đã chọn giống mì mới KM419 đưa vào trồng thử nghiệm tại 4 xã, thị trấn, gồm: Ia Mlah, Phú Cần, Chư Drăng và thị trấn Phú Túc.

Cách đây 5 năm, mô hình “Cánh đồng mẫu lớn” ra đời ở ĐBSCL. Đến nay mô hình này lan tỏa ra nhiều địa phương và người ta chỉ còn gọi là “Cánh đồng lớn” vì đã qua giai đoạn làm “mẫu” 5 năm nhìn lại, mô hình này đã phơi bày nhiều trở ngại thách thức song cũng không thiếu điểm sáng.
Cây bắp lai giờ đây đã không còn xa lạ với người dân miền núi. Cây trồng này đã góp phần giúp người dân vùng cao “xóa sổ” nhiều vùng đất bỏ hoang, thay cho diện tích đất lúa kém hiệu quả, tăng thu nhập trên cùng một đơn vị diện tích.

Theo số liệu của ngành nông nghiệp Sóc Trăng, diện tích trồng mía trong tỉnh giảm dần từ 13.000 ha năm 2013 xuống còn 11.500 ha năm 2014. Nguyên nhân chính là do giá mía xuống thấp, nông dân chuyển từ mía sang trồng các loại cây khác.