100% Hộ Dân Chủ Động Dự Trữ Thức Ăn Cho Gia Súc

Trong những ngày nhiệt độ xuống thấp, các hộ chăn nuôi trên địa bàn huyện Mường Khương (Lào Cai) có nhiều biện pháp để chủ động phòng, chống đói, rét cho đàn gia súc.
Tổng đàn gia súc lớn của huyện đạt hơn 16.000 con. Trong đó, đàn trâu hơn 12.000 con, đàn bò hơn 2.000 con, đàn ngựa gần 2.000 con. Hiện, toàn huyện có 4.363 hộ có chuồng nuôi nhốt gia súc đảm bảo phòng, chống rét, đạt 65%.
Ngoài ra, 100% hộ dân đã chủ động dự trữ cỏ khô, rơm, thức ăn tinh, đảm bảo thức ăn cho gia súc những ngày giá rét. Đồng thời, các hộ sử dụng nương, ruộng gần nhà trồng thêm ngô dày, cỏ VA06, cỏ voi (52 ha) cung cấp thức ăn xanh cho gia súc trong mùa đông.
Bên cạnh đó, Phòng Nông nghiệp và PTNT phối hợp với các cơ quan chuyên môn và UBND các xã, thị trấn hướng dẫn bà con chăm sóc đàn vật nuôi để tăng sức đề kháng; cân đối giữa tinh bột, chất đạm, chất khoáng trong thức ăn để có đủ năng lượng chống rét; chủ động trữ thức ăn tinh, thức ăn khô, phụ phẩm nông nghiệp; tiêm phòng vắc xin, tăng khả năng miễn dịch chủ động cho đàn vật nuôi.
Nguồn bài viết: http://www.baolaocai.vn/3-0-28930/muong-khuong-100-ho-dan-chu-dong-du-tru-thuc-an-cho-gia-suc.aspx
Có thể bạn quan tâm

Trứng gà omega 3 đang được rao bán với giá cao gấp đôi trứng gà thường nhưng người tiêu dùng chỉ có thể phân biệt được trứng omega 3 và trứng thường thông qua công bố của nhà sản xuất

Trên 506 triệu đồng là kinh phí thực hiện Đề tài “Nghiên cứu trồng thử nghiệm cây ba kích dưới tán cây lâm nghiệp, cây ăn quả tại Tây Yên Tử, huyện Sơn Động” Chủ tịch UBND tỉnh vừa phê duyệt.

Sự việc sản phẩm nấm của người dân Yên Thành (Nghệ An) sản xuất ra không bán được một lần nữa phản ánh một thực trạng, chuỗi quá trình từ sản xuất đến tiêu thụ đối với các sản phẩm của ngành nông nghiệp hiện còn đang tồn tại nhiều hạn chế.

Xuất thân trong một gia đình nông dân nghèo, sau khi rời quân ngũ, anh Trần Văn Hải trở về quê hương (xóm 10, xã Hội Sơn, huyện Anh Sơn, tỉnh Nghệ An) và nung nấu ý chí thay đổi cuộc đời. Sau khi nghiên cứu, nhận thấy giống cam Bù rất thích hợp với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng nơi đây, anh quyết định đầu tư trồng loại cây này. Cái tên “Hải cam” cũng xuất hiện từ đó.

Vài năm trở lại đây, nông dân xã Bắc Sơn (Bắc Sơn - Lạng Sơn) đã áp dụng nhiều mô hình chuyển dịch cơ cấu cây trồng thành công. Trong đó, mô hình đưa cây cà chua vào trồng trái vụ đem lại hiệu quả kinh tế cao.