100% Diện Tích Lúa Thu Hoạch Bằng Máy Gặt Đập Liên Hợp

Chủ tịch UBND xã Lương An Trà (Tri Tôn, An Giang) Nguyễn Hoàng Vĩnh, cho biết thông tin trên. Theo ông Vĩnh, 2 vụ đông xuân và hè thu vừa qua, nông dân trong xã đã xuống giống 16.770 héc-ta và đều được thu hoạch dứt điểm bằng cơ giới, giảm chi phí khoảng 1 triệu đồng/héc-ta so với thu hoạch thủ công trước đây. Với năng suất bình quân 6,5 tấn/héc-ta, sản lượng lương thực toàn xã từ đầu năm đến nay đạt 97.285 tấn. Nông dân Lương An Trà hiện đang dọn đất chuẩn bị xuống giống vụ 3, dự kiến sẽ thực hiện trên 7 tiểu vùng, với diện tích 1.500 héc-ta.
Từ một vùng đất phèn canh tác lúa không hiệu quả, đến nay, xã Lương An Trà đã trở thành địa phương trọng điểm trong sản xuất lúa của huyện Tri Tôn và của tỉnh. Cùng với ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, đẩy mạnh cơ giới hóa vào đồng ruộng, Lương An Trà còn xây dựng hoàn chỉnh hệ thống trạm bơm điện, đáp ứng cơ bản diện tích canh tác trên địa bàn.
Có thể bạn quan tâm

Sau hơn nửa năm mày mò nghiên cứu, tìm mua giống trồng thử nghiệm, anh Vũ Nhuần ở Vạn Kiếp, phường 8, Đà Lạt đã thành công và bắt đầu thu lợi từ cây cà chua “siêu ngọt”.

Là người có ý chí vượt khó, ham học hỏi, dám nghĩ dám làm, anh Lê Thế Tĩnh (30 tuổi), ở thôn 3, xã Định Hải, huyện Tĩnh Gia (Thanh Hóa), mỗi năm thu nhập vài trăm triệu đồng từ mô hình chăn nuôi.

Từ khi tiếp cận được với mô hình nuôi vịt bãi, cuộc sống của nhiều hộ gia đình sống dọc hai bên bờ đê Hữu Hồng (thuộc xã Duyên Hà và Đông Mỹ, huyện Thanh Trì, Hà Nội) đã khấm khá hơn. Không ít hộ có thu nhập cả trăm triệu đồng mỗi năm.

Gần 2 ha măng tây xanh của các gia đình ở thôn 6, xã Tiến Nông (Triệu Sơn - Thanh Hóa) bắt đầu cho thu hoạch.

Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư tỉnh Bình Định phối hợp với Trạm Khuyến nông huyện Phù Mỹ vừa tiến hành xuống giống mô hình nuôi cá vược (cá chẽm) trong ao