100% Diện Tích Lúa Thu Hoạch Bằng Máy Gặt Đập Liên Hợp

Chủ tịch UBND xã Lương An Trà (Tri Tôn, An Giang) Nguyễn Hoàng Vĩnh, cho biết thông tin trên. Theo ông Vĩnh, 2 vụ đông xuân và hè thu vừa qua, nông dân trong xã đã xuống giống 16.770 héc-ta và đều được thu hoạch dứt điểm bằng cơ giới, giảm chi phí khoảng 1 triệu đồng/héc-ta so với thu hoạch thủ công trước đây. Với năng suất bình quân 6,5 tấn/héc-ta, sản lượng lương thực toàn xã từ đầu năm đến nay đạt 97.285 tấn. Nông dân Lương An Trà hiện đang dọn đất chuẩn bị xuống giống vụ 3, dự kiến sẽ thực hiện trên 7 tiểu vùng, với diện tích 1.500 héc-ta.
Từ một vùng đất phèn canh tác lúa không hiệu quả, đến nay, xã Lương An Trà đã trở thành địa phương trọng điểm trong sản xuất lúa của huyện Tri Tôn và của tỉnh. Cùng với ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, đẩy mạnh cơ giới hóa vào đồng ruộng, Lương An Trà còn xây dựng hoàn chỉnh hệ thống trạm bơm điện, đáp ứng cơ bản diện tích canh tác trên địa bàn.
Có thể bạn quan tâm

Ban chỉ đạo thực hiện chương trình “Ngân hàng bê giống” tỉnh Bình Định phối hợp với Quỹ Thiện tâm - Tập đoàn Vingroup tổ chức lễ bàn giao bê giống từ dự án cho vay bê cái giống sinh sản của Quỹ Thiện tâm cho các hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn huyện Hoài Nhơn.

Nguồn lực thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM) rất lớn trong khi sức dân có hạn, còn công tác xã hội hóa gặp nhiều khó khăn nên các xã đăng ký đạt chuẩn NTM giai đoạn 2016 -2020 đang phải loay hoay tìm nguồn vốn.

Trong những năm qua, ngành lâm nghiệp và các địa phương trong tỉnh, nhất là các huyện miền núi đã tập trung thực hiện Đề án giao rừng, cho thuê rừng của tỉnh giai đoạn 2009-2013.

Thời gian gần đây, trước kiểu đánh bắt 'tận diệt" bằng hình thức châm điện, dẫn đến lượng cá niên ở các con sông suối miền núi trong tỉnh ngày càng cạn kiệt dần.

Tính đến cuối năm nay, toàn tỉnh có 308 dự án đầu tư còn hiệu lực với tổng vốn đăng ký 151.120 tỷ đồng, trong đó có 39 dự án FDI còn hiệu lực với tổng vốn đăng ký 4.165 triệu USD.