10 hộ sản xuất 350 tấn rau an toàn/năm

Tổ rau màu thuộc thôn Đoài, xã Tam Giang có diện tích SX 4,5 ha trong tổng số trên 7 ha đất chuyên màu tại khu đồng Bãi Nghè, ngoài đê được HTX giao thầu để chuyên canh rau màu từ năm 2012 - 2020, gồm 10 hộ SX và 50 lao động.
Trước nhu cầu lớn của thị trường, Phòng NN-PTNT huyện Yên Phong đã giúp đỡ và hướng dẫn tổ SX rau tại thôn Đoài chuyển từ trồng trọt tự phát thành nhóm hộ kinh doanh, chuyển đổi cơ cấu cây trồng có năng suất và chất lượng.
Đặc biệt năm qua, Sở NN-PTNT Bắc Ninh đã tạo điều kiện cho nhóm hộ được cấp giấy chứng nhận là nơi có đủ điều kiện SX, sơ chế phục vụ cho chế biến rau an toàn của tỉnh. Đi vào hoạt động nhóm hộ đã có con dấu, giấy phép đăng ký kinh doanh. Hàng tháng, quý, năm có tổ chức họp nhóm để báo cáo kết quả kinh doanh, phân chia lãi. Đã đưa ra được nội quy hoạt động của nhóm cá nhân thành lập hộ kinh doanh.
Ngoài ra còn lập kế hoạch SXKD, có hợp đồng thuê khoán kỹ thuật với chuyên gia kỹ thuật về nông học để hướng dẫn kỹ thuật thâm canh, trồng rau cả 3 vụ, truyền tải các tiến bộ kỹ thuật mới.
Trong quá trình SX, nhóm hộ đã sử dụng các giống rau mua của các DN có uy tín như Cty TNHH EAST- WEST SEED (Hai Mũi Tên Đỏ), Cty Giống cây trồng Đất Việt, Cty TNHH C.H Việt Nam và Viện Nghiên cứu rau quả…
Chủ yếu dùng phân bón hữu cơ có thương hiệu như phân bón miền Nam, Phân bón Sông Gianh, Bình Điền… Áp dụng biện pháp thu rơm, rạ ủ vi sinh tạo phân hữu cơ sạch trồng rau an toàn. Diện tích nhà xưởng, kho chứa sản phẩm 100 m2. Kế hoạch SX rau theo quy trình an toàn đã được Phòng Trồng trọt, Sở NN-PTNT tỉnh Bắc Ninh cấp giấy chứng nhận và tiến tới đạt tiêu chuẩn VietGAP cấp cho thị trường.
Trong quá trình kinh doanh, trung bình lương của người lao động đạt 6 - 7 triệu đồng/tháng và chia lãi theo vốn góp khoảng 3,5%/tháng. Ngoài ra, nhóm hộ SX rau thôn Đoài đã thực hiện đầy đủ các quy định bảo vệ môi trường trong SXKD. Thường xuyên gom các phụ phẩm nông nghiệp ủ tạo phân hữu cơ, SX theo quy trình an toàn của cơ quan chuyên môn. Thực hiện an toàn từ khâu SX đến khâu tiêu thụ sản phẩm.
Thực tế sau 1 năm hoạt động đã đạt được hiệu quả rất khả quan. Hàng năm đã SX được những sản phẩm như: Cây cà chua 120 tấn/năm; bí xanh 60 tấn/năm; cải bắp các loại 50 tấn/năm; mướp ngọt 30 tấn/năm.
Ngoài ra, SX một số loại rau an toàn khác như su hào, súp lơ, cải xanh, dưa leo, đỗ leo, đu đủ, ớt… trồng xen kẽ hàng năm đạt được trên 50 tấn/năm. Tổng thu hoạch hàng năm của tổ rau màu thôn Đoài đạt trên 300 tấn/năm.
Mặc dù đầu ra có thể đáp ứng được lượng lớn như vậy, nhưng vẫn chưa có hợp đồng ổn định ký kết bao tiêu sản phẩm. Hiện tại, thị trường quen thuộc tiêu thụ các sản phẩm là các tư thương ở các khu vực Yên Phong, Từ Sơn (Bắc Ninh), Đông Anh (Hà Nội) và các tỉnh lân cận vào thu mua tại ruộng, mang tính chất thời vụ, theo giá cả thị trường nên có nhiều bấp bênh cho sản phẩm đầu ra.
Mong muốn của nhóm hộ SXKD rau an toàn thôn Đoài là được các cấp, các ngành tạo điều kiện giúp đỡ, giới thiệu các đơn vị thu mua sản phẩm đầu ra ổn định, góp phần xóa đói, giảm nghèo, làm giàu trên mảnh đất quê hương.
Có thể bạn quan tâm

Khoai tây là cây trồng trong vụ đông có năng suất ổn định và có giá trị kinh tế cao, là nguồn nguyên liệu quan trọng trong công nghiệp chế biến. Tuy nhiên, trong những năm gần đây diện tích trồng khoai tây có xu thế tăng chậm, nguyên nhân chính là nguồn lao động trong nông thôn ngày một giảm do chuyển sang kinh doanh dịch vụ hay đi lao động ở các ngành nghề khác. Mặt khác chi phí sản xuất trồng khoai tây thường cao, nhất là khâu làm đất, chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh. Đặc biệt, những năm gần đây nhiều hộ nông dân không dùng rơm rạ phục vụ đời sống dân sinh, rơm rạ cũng ít được sử dụng làm phân hữu cơ. Xuất phát từ thực tế đó, vụ đông năm 2011 Chi cục Bảo vệ thực vật (BVTV) Hưng Yên đã triển khai mô hình trồng khoai tây bằng phương pháp làm đất tối thiểu có che phủ rơm rạ, góp phần giải quyết những khó khăn trên.

Sau hơn 1 năm thực hiện thí điểm bảo hiểm nông nghiệp (BHNN) về cây trồng, vật nuôi và thủy sản theo Quyết định 315 của Thủ tướng Chính phủ, Hà Nội đã bước đầu đạt được những kết quả đáng mừng...

Ông Nguyễn Vân Thanh, Chi cục trưởng Chi cục Nuôi trồng Thủy sản Kiên Giang cho biết, từ đầu năm 2013 đến nay, các huyện thuộc vùng U Minh Thượng rộ lên phong trào nuôi tôm sú "châu Phi". Giống này được các cơ sở tôm giống bán với giá rất cao (75 đồng/con, cao hơn từ 25 - 30 đồng/con so với tôm giống bình thường), kèm theo những lời quảng cáo về sức đề kháng bệnh, tốc độ sinh trưởng và hiệu quả kinh tế của loại tôm này.

Do lũ rút, cua đồng ít dần nên giá cua tại các chợ huyện, thị, thành ở tỉnh An Giang đã tăng đáng kể. Cụ thể giá cua từ 50.000 - 70.000 đồng/kg, còn càng cua giá 120.000 - 160.000 đồng/kg.

Từ tháng 6.2013, Trung tâm Khuyến nông - khuyến ngư (KN-KN) tỉnh Quảng Nam phối hợp với Trạm Khuyến nông - khuyến lâm huyện Điện Bàn thí điểm mô hình nuôi heo thịt trên nền đệm lót sinh thái. Ông Lê Thương, Trưởng phòng Thông tin - huấn luyện (Trung tâm KN-KN tỉnh) cho biết, đệm lót sinh thái trên nền chuồng chăn nuôi chủ yếu sử dụng mùn cưa hoặc trấu. Mùn này đựơc rải lên nền chuồng, sau đó kết hợp với một lớp men vi sinh vật có ích.