10 hộ sản xuất 350 tấn rau an toàn/năm

Tổ rau màu thuộc thôn Đoài, xã Tam Giang có diện tích SX 4,5 ha trong tổng số trên 7 ha đất chuyên màu tại khu đồng Bãi Nghè, ngoài đê được HTX giao thầu để chuyên canh rau màu từ năm 2012 - 2020, gồm 10 hộ SX và 50 lao động.
Trước nhu cầu lớn của thị trường, Phòng NN-PTNT huyện Yên Phong đã giúp đỡ và hướng dẫn tổ SX rau tại thôn Đoài chuyển từ trồng trọt tự phát thành nhóm hộ kinh doanh, chuyển đổi cơ cấu cây trồng có năng suất và chất lượng.
Đặc biệt năm qua, Sở NN-PTNT Bắc Ninh đã tạo điều kiện cho nhóm hộ được cấp giấy chứng nhận là nơi có đủ điều kiện SX, sơ chế phục vụ cho chế biến rau an toàn của tỉnh. Đi vào hoạt động nhóm hộ đã có con dấu, giấy phép đăng ký kinh doanh. Hàng tháng, quý, năm có tổ chức họp nhóm để báo cáo kết quả kinh doanh, phân chia lãi. Đã đưa ra được nội quy hoạt động của nhóm cá nhân thành lập hộ kinh doanh.
Ngoài ra còn lập kế hoạch SXKD, có hợp đồng thuê khoán kỹ thuật với chuyên gia kỹ thuật về nông học để hướng dẫn kỹ thuật thâm canh, trồng rau cả 3 vụ, truyền tải các tiến bộ kỹ thuật mới.
Trong quá trình SX, nhóm hộ đã sử dụng các giống rau mua của các DN có uy tín như Cty TNHH EAST- WEST SEED (Hai Mũi Tên Đỏ), Cty Giống cây trồng Đất Việt, Cty TNHH C.H Việt Nam và Viện Nghiên cứu rau quả…
Chủ yếu dùng phân bón hữu cơ có thương hiệu như phân bón miền Nam, Phân bón Sông Gianh, Bình Điền… Áp dụng biện pháp thu rơm, rạ ủ vi sinh tạo phân hữu cơ sạch trồng rau an toàn. Diện tích nhà xưởng, kho chứa sản phẩm 100 m2. Kế hoạch SX rau theo quy trình an toàn đã được Phòng Trồng trọt, Sở NN-PTNT tỉnh Bắc Ninh cấp giấy chứng nhận và tiến tới đạt tiêu chuẩn VietGAP cấp cho thị trường.
Trong quá trình kinh doanh, trung bình lương của người lao động đạt 6 - 7 triệu đồng/tháng và chia lãi theo vốn góp khoảng 3,5%/tháng. Ngoài ra, nhóm hộ SX rau thôn Đoài đã thực hiện đầy đủ các quy định bảo vệ môi trường trong SXKD. Thường xuyên gom các phụ phẩm nông nghiệp ủ tạo phân hữu cơ, SX theo quy trình an toàn của cơ quan chuyên môn. Thực hiện an toàn từ khâu SX đến khâu tiêu thụ sản phẩm.
Thực tế sau 1 năm hoạt động đã đạt được hiệu quả rất khả quan. Hàng năm đã SX được những sản phẩm như: Cây cà chua 120 tấn/năm; bí xanh 60 tấn/năm; cải bắp các loại 50 tấn/năm; mướp ngọt 30 tấn/năm.
Ngoài ra, SX một số loại rau an toàn khác như su hào, súp lơ, cải xanh, dưa leo, đỗ leo, đu đủ, ớt… trồng xen kẽ hàng năm đạt được trên 50 tấn/năm. Tổng thu hoạch hàng năm của tổ rau màu thôn Đoài đạt trên 300 tấn/năm.
Mặc dù đầu ra có thể đáp ứng được lượng lớn như vậy, nhưng vẫn chưa có hợp đồng ổn định ký kết bao tiêu sản phẩm. Hiện tại, thị trường quen thuộc tiêu thụ các sản phẩm là các tư thương ở các khu vực Yên Phong, Từ Sơn (Bắc Ninh), Đông Anh (Hà Nội) và các tỉnh lân cận vào thu mua tại ruộng, mang tính chất thời vụ, theo giá cả thị trường nên có nhiều bấp bênh cho sản phẩm đầu ra.
Mong muốn của nhóm hộ SXKD rau an toàn thôn Đoài là được các cấp, các ngành tạo điều kiện giúp đỡ, giới thiệu các đơn vị thu mua sản phẩm đầu ra ổn định, góp phần xóa đói, giảm nghèo, làm giàu trên mảnh đất quê hương.
Có thể bạn quan tâm

Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các Bộ Công Thương, Khoa học và Công nghệ, Tài chính, Hiệp hội lương thực Việt Nam và các địa phương, doanh nghiệp liên quan tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện Đề án phát triển thương hiệu gạo của Việt Nam.

Cây chôm chôm trồng được nhiều nơi ở miền Nam nhưng có lẽ không nơi đâu cho trái to đẹp, chất lượng ngon ngọt bằng chôm chôm trên đất cù lao Tân Phong (xã Tân Phong, huyện Cai Lậy, Tiền Giang). Thương hiệu “chôm chôm Tân Phong” chiếm trọn niềm tin của khách hàng phía Nam nhiều năm nay bởi chất lượng vượt trội.

Trong 8 tháng đầu năm 2014, có 40 loại trái cây tươi của Việt Nam xuất khẩu đến thị trường 40 quốc gia và vùng lãnh thổ, đạt hơn 1,3 triệu tấn, trong đó thanh long đạt hơn 697.000 tấn, dưa hấu gần 300.000 tấn, nhãn hơn 100.000 tấn, vải hơn 70.000 tấn, chôm chôm 600.000 tấn…

Các tổ hợp lúa lai F1 thế hệ mới tích hợp nhiều gene quý có tiềm năng cho năng suất cao, khả năng thích ứng rộng, kháng bệnh tốt, thời gian sinh trưởng ngắn, có chất lượng cao hơn và có hương thơm… Đây chính là niềm tự hào của lúa lai Việt Nam.

Báo cáo của UBND huyện Điện Biên Đông cho thấy, tính đến đầu tháng 10, các chỉ số về phát triển kinh tế, xã hội trên địa bàn huyện đều đạt khá; đặc biệt là trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp. Đó là cơ sở để chúng ta tin việc thực hiện giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống còn 42% vào cuối năm 2014 sẽ thành hiện thực.