10 cái nhất của 63 nông dân xuất sắc 2015

1. Người có thu nhập “khủng nhất”: Đó là ông Võ Văn Sơn ở xã Phước Dinh, Thuận Nam, Ninh Thuận, nuôi 50ha tôm thẻ chân trắng, có thu nhập thực tế lên đến 30 tỷ đồng/năm.
2. Nông dân sở hữu nhiều đất nhất: Đó là ông Võ Quan Huy, ở xã Hiệp Hoà, Đức Hoà, Long An, hiện sở hữu tới gần 1.000ha đất trồng ớt, mía, cao su và nuôi tôm.
Lợi nhuận hàng tỷ đồng/năm.
3. Nữ nông dân xinh đẹp nhất: Đó là chị Lê Thị Thanh Huyền (SN 1973), ở xã Tân Phú Trung, Củ Chi, TP.Hồ Chí Minh.
Hiện chị Huyền đang sở hữu vườn lan Mokara 50.000m2, thu về 2 tỷ đồng/năm.
4. Chủ tịch Hội Nông dân giàu nhất: Đó là ông Nguyễn Văn Thế - Chủ tịch Hội Nông dân xã Hàm Tử, Khoái Châu, Hưng Yên.
Ông đang có 5ha nhãn muộn, thu về 1,8-2 tỷ đồng/năm.
5. Người có đàn gà lớn nhất: Đó là ông Phạm Đình Dừa, ở xã Yết Kiêu, huyện Gia Lộc, Hải Dương, đang sở hữu 1,6 triệu con gà lai chọi, thu lời 2,4 tỷ đồng/năm.
Nhờ nghề ấp nở, kinh doanh gà giống lai chọi, mỗi năm ông Phạm Đình Dừa thu lãi hơn 2 tỷ đồng.
6. Nông dân làm du lịch giỏi nhất: Đó là ông Nguyễn Trí Nghiệp, ở xã Hoà Ninh, huyện Long Hồ, Vĩnh Long, đang sở hữu vườn cây du lịch sinh thái rộng 17ha.
Hàng năm, ông tiếp 15.000 khách trong và ngoài nước.
Tổng doanh thu hàng năm lên đến 4 tỷ đồng, lãi 500 triệu đồng.
7. Người kinh doanh giỏi nhất: Đó là ông Võ Công Thọ, ở xã Bắc Ruộng, huyện Tánh Linh, Bình Thuận.
Ông sản xuất lúa chất lượng cao và kinh doanh chế biến hạt điều, lãi hơn 1 tỷ đồng/năm.
8. Người có nhiều...khoai nhất: Đó là ông Nguyễn Văn Cường ở xã Vĩnh Thái, huyện Hòn Đất, Kiên Giang.
Hiện ông là chủ trang trại trồng khoai lang rộng 60ha, thu lãi hơn 8 tỷ đồng/năm.
9. “Vua” rừng đa tài: Đó là ông Đoàn Xuân An, ở xã Yên Phú, huyện Hàm Yên, Tuyên Quang.
Ông hiện sở hữu gần 52ha rừng, lợi nhuận đạt trên 800 triệu đồng/năm.
10. Tỷ phú nữ làm nông nghiệp công nghệ cao giỏi nhất: Đó là bà Nguyễn Thị Thiện Mỹ, ở xã Măng Cành, huyện Kon Plong, Kon Tum, sản xuất rau, quả xứ lạnh chất lượng cao như dâu tây, cà chua, bơ...
với tổng diện tích 10ha.
Tổng thu 4,1 tỷ đồng, lợi nhuận 1,3 tỷ đồng/năm.
Có thể bạn quan tâm

Những năm trước đây, anh Y Hô M’lô ở buôn Ea Sang, xã Ea H’đing (huyện Cư M’gar - Dak Lak) chủ yếu trồng lúa và hoa màu trên diện tích 3 ha đất canh tác của gia đình.

Hàu là loại ngư sản biển chuyên sống bám theo các vách đá. Ở tỉnh Trà Vinh, hàu sống nhiều theo vách các cống thoát nước xây bằng bê tông trong các ao tôm của người dân huyện Duyên Hải. Do đó, muốn săn bắt hàu, người ta phải ngâm mình dưới nước để dò tìm hàu.

Ở Diên Khánh - vùng trồng cây mía giải khát lớn nhất tỉnh Khánh Hòa - trong những ngày nắng hạn này, nông dân rất phấn khởi bởi mía bán được giá. Ông Lê Chơn (xã Diên Lâm) hồ hởi: “Tôi vừa bán 5 sào (5.000m2) mía tuần trước được 9,5 triệu đồng, so với giá mía đường hiện nay lãi gấp 3 lần nhưng thương lái vẫn hỏi mua vì đang hút hàng…”.

Chỉ thị trên yêu cầu Giám đốc Công an tỉnh Đồng Nai chỉ đạo công an các huyện, thị xã, thành phố cùng các phòng chức năng tăng cường công tác kiểm tra, nắm chắc các đối tượng tàng trữ, lắp ráp và vận chuyển vật dụng cấm dùng khai thác thủy sản; Sở NN-PTNT tỉnh Đồng Nai chủ trì phối hợp với các sở, ngành cùng các địa phương vận động, tuyên truyền nhân dân tham gia bảo vệ, ngăn chặn hành vi khai thác thủy sản bằng chất cấm và thả giống tái tạo nguồn lợi thủy sản.

Theo ngành nông nghiệp tỉnh Hậu Giang, do hiệu quả kinh tế cao cộng với khai thác được các lợi thế về khí hậu, đất đai và lao động cùng với chủ trương chuyển đổi cây trồng, trong những năm qua, tỉnh đã tập trung chỉ đạo thực hiện chương trình phát triển cây có múi sạch bệnh và cây ăn trái đặc sản, trong đó có các cây trồng thế mạnh như: bưởi Năm Roi, cam mật, cam sành, quít đường, xoài cát Hòa Lộc…