10 cái nhất của 63 nông dân xuất sắc 2015

1. Người có thu nhập “khủng nhất”: Đó là ông Võ Văn Sơn ở xã Phước Dinh, Thuận Nam, Ninh Thuận, nuôi 50ha tôm thẻ chân trắng, có thu nhập thực tế lên đến 30 tỷ đồng/năm.
2. Nông dân sở hữu nhiều đất nhất: Đó là ông Võ Quan Huy, ở xã Hiệp Hoà, Đức Hoà, Long An, hiện sở hữu tới gần 1.000ha đất trồng ớt, mía, cao su và nuôi tôm.
Lợi nhuận hàng tỷ đồng/năm.
3. Nữ nông dân xinh đẹp nhất: Đó là chị Lê Thị Thanh Huyền (SN 1973), ở xã Tân Phú Trung, Củ Chi, TP.Hồ Chí Minh.
Hiện chị Huyền đang sở hữu vườn lan Mokara 50.000m2, thu về 2 tỷ đồng/năm.
4. Chủ tịch Hội Nông dân giàu nhất: Đó là ông Nguyễn Văn Thế - Chủ tịch Hội Nông dân xã Hàm Tử, Khoái Châu, Hưng Yên.
Ông đang có 5ha nhãn muộn, thu về 1,8-2 tỷ đồng/năm.
5. Người có đàn gà lớn nhất: Đó là ông Phạm Đình Dừa, ở xã Yết Kiêu, huyện Gia Lộc, Hải Dương, đang sở hữu 1,6 triệu con gà lai chọi, thu lời 2,4 tỷ đồng/năm.
Nhờ nghề ấp nở, kinh doanh gà giống lai chọi, mỗi năm ông Phạm Đình Dừa thu lãi hơn 2 tỷ đồng.
6. Nông dân làm du lịch giỏi nhất: Đó là ông Nguyễn Trí Nghiệp, ở xã Hoà Ninh, huyện Long Hồ, Vĩnh Long, đang sở hữu vườn cây du lịch sinh thái rộng 17ha.
Hàng năm, ông tiếp 15.000 khách trong và ngoài nước.
Tổng doanh thu hàng năm lên đến 4 tỷ đồng, lãi 500 triệu đồng.
7. Người kinh doanh giỏi nhất: Đó là ông Võ Công Thọ, ở xã Bắc Ruộng, huyện Tánh Linh, Bình Thuận.
Ông sản xuất lúa chất lượng cao và kinh doanh chế biến hạt điều, lãi hơn 1 tỷ đồng/năm.
8. Người có nhiều...khoai nhất: Đó là ông Nguyễn Văn Cường ở xã Vĩnh Thái, huyện Hòn Đất, Kiên Giang.
Hiện ông là chủ trang trại trồng khoai lang rộng 60ha, thu lãi hơn 8 tỷ đồng/năm.
9. “Vua” rừng đa tài: Đó là ông Đoàn Xuân An, ở xã Yên Phú, huyện Hàm Yên, Tuyên Quang.
Ông hiện sở hữu gần 52ha rừng, lợi nhuận đạt trên 800 triệu đồng/năm.
10. Tỷ phú nữ làm nông nghiệp công nghệ cao giỏi nhất: Đó là bà Nguyễn Thị Thiện Mỹ, ở xã Măng Cành, huyện Kon Plong, Kon Tum, sản xuất rau, quả xứ lạnh chất lượng cao như dâu tây, cà chua, bơ...
với tổng diện tích 10ha.
Tổng thu 4,1 tỷ đồng, lợi nhuận 1,3 tỷ đồng/năm.
Có thể bạn quan tâm

Theo ghi nhận của chúng tôi, trong vòng 1 tháng nay, giá rau màu của các hộ nông dân tại các xã: Tân Đông, Bình Nghị, huyện Gò Công Đông, tỉnh Tiền Giang bấp bênh. Có lúc giá bán rau cải sụt giảm rất thấp, chỉ còn 500 - 1.000 đồng/kg. Thậm chí có những hộ không bán được, phải đổ bỏ vì tiền công nhổ cải cao hơn tiền bán rau.

Với quyết tâm tìm hướng sản xuất mới trên quê hương mình, ông Nguyễn Hữu Lộc, 64 tuổi, ở thôn Kiên Long, xã Bình Thành (huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định) đã đầu tư một số vốn khá lớn để thiết kế trồng 670 trụ hồ tiêu (ảnh).

Nhờ vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên khá thuận lợi, với diện tích đất tự nhiên trên 115.000 ha, trong đó chiếm phần lớn là đất đỏ ba dan màu mỡ, huyện Hướng Hoá (Quảng Trị) có nhiều lợi thế để phát triển cây công nghiệp ngắn, dài ngày như cà phê, cao su, tiêu, sắn và các loại cây ăn quả.
Mì chưa đúng tuổi thu hoạch, lại bị úng nhiều nên chữ bột thấp, thương lái cũng như nông dân đang phải kêu trời vì thua lỗ.

Vụ hoa tam thất năm 2015, diện tích cây tam thất tại huyện Si Ma Cai, tỉnh Lào Cai cho thu hoạch khoảng hơn 2 tạ nụ hoa, với giá bán 500 nghìn đồng/kg, mang lại nguồn thu hơn 100 triệu đồng cho người trồng cây tam thất.