Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

10% các loài cá hạ nguồn sông Mê Kông có khả năng bị tuyệt diệt

10% các loài cá hạ nguồn sông Mê Kông có khả năng bị tuyệt diệt
Ngày đăng: 31/10/2015

Chủ trì Hội thảo, Thứ trưởng Nguyễn Thái Lai cho biết sẽ tiếp tục tổ chức hội thảo tại khu vực phía Nam để hoàn thiện Báo cáo trước cuối năm nay.

Những lĩnh vực chủ yếu được đề cập tại Báo cáo bao gồm tài nguyên nước (dòng chảy, bùn cát, dinh dưỡng, chất lượng nước), giao thông thủy, đa dạng sinh học, thủy sản, nông nghiệp, sinh kế và kinh tế của người dân trong khu vực.

Theo dự thảo Báo cáo, các công trình thủy điện trên dòng chính sông Mê Kông có tác động tiềm tàng đến đa dạng sinh học, khiến cho khoảng 10% các loài cá trên sông Mê Kông khu vực phía Nam Campuchia và Việt Nam (50 - 64 loài cá) có khả năng bị tuyệt diệt.

Ít nhất 5 loài đặc hữu của sông Mê Kông có khả năng bị tuyệt chủng, trong đó có loài cá heo sông Mê Kông.

Điều này dĩ nhiên có tác động tiêu cực đến nghề cá ở Việt Nam, với 40% số loài cá trắng (33 loài) rất dễ bị tổn thương.

Mặc dù vậy, sự thay đổi về sản lượng nuôi trồng cá da trơn (cá tra, ba sa) được đánh giá là không lớn; mất mát về diện tích rừng ngập mặn để nuôi tôm cũng không đáng kể.

Tác động đến trồng trọt do giảm tải lượng phù sa, bùn cát cũng đã được ước tính, dao động ở mức sụt giảm khoảng 2,3 - 2,4% lúa gạo vào 10% ngô tại Việt Nam và còn cao hơn ở Campuchia, tùy theo kịch bản xây dựng thủy điện.

Tại hội thảo, đại diện Hội Đập lớn Việt Nam lưu ý, trên dòng chính sông Mê Kông chủ yếu xây dựng đập dâng, dung tích hồ chứa không lớn, nhưng trên các dòng nhánh có rất nhiều hồ chứa lớn với dung tích từ 500 triệu đến hàng tỷ mét khối;

Nếu tính đến sự cộng hưởng của các công trình thủy điện trên dòng nhánh thì tác động đến toàn bộ hoạt động của nền kinh tế quốc dân sẽ còn to lớn hơn nhiều và đây là điều không thể không quan tâm.


Có thể bạn quan tâm

Kiểm Soát Dịch Bệnh Hiệu Quả Khi Có Vùng Nuôi An Toàn Kiểm Soát Dịch Bệnh Hiệu Quả Khi Có Vùng Nuôi An Toàn

Tỉnh Cà Mau hiện có diện tích tự nhiên là 529.488ha, trong đó diện tích nuôi tôm 266.000ha (chiếm 40% cả nước, đứng đầu khu vực Đồng bằng sông Cửu Long).

14/07/2014
Doanh Thu Từ Thủy Sản Đạt Trên 36 Tỷ Đồng Doanh Thu Từ Thủy Sản Đạt Trên 36 Tỷ Đồng

Huyện Bát Xát hiện có 280,5 ha nuôi thủy sản. Trong đó, diện tích cá nước ấm trên 278 ha (gồm 17,3 ha nuôi thâm canh; 30,2 ha nuôi bán thâm canh; 111,3 ha nuôi quảng canh cải tiến và 119,73 ha nuôi theo hình thức quảng canh), tập trung chủ yếu ở các xã: Cốc San, Quang Kim, Bản Qua, thị trấn Bát Xát. Diện tích nuôi cá nước lạnh gần 2 ha, tập trung tại xã Y Tý và xã Dền Sáng.

04/12/2014
Khánh Hòa Sẽ Là Trung Tâm Giao Dịch Cá Ngừ Của Cả Nước Khánh Hòa Sẽ Là Trung Tâm Giao Dịch Cá Ngừ Của Cả Nước

Để giải quyết những tồn tại của ngành cá ngừ, giúp ngành này phát triển xứng với tiềm năng, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã xây dựng Dự thảo Đề án tổ chức, khai thác, thu mua, chế biến, tiêu thụ cá ngừ theo chuỗi. Với đề án này, tỉnh Khánh Hòa sẽ là trung tâm giao dịch cá ngừ của cả nước.

14/07/2014
Những Kết Quả Trong Nuôi Trồng Thủy Sản Những Kết Quả Trong Nuôi Trồng Thủy Sản

Mặc dù gặp nhiều khó khăn, song được sự quan tâm chỉ đạo sâu sát và phối, kết hợp giữa các ngành, các đơn vị và chính quyền địa phương cùng với sự chủ động sáng tạo của người nuôi nên nhìn chung các chỉ tiêu kế hoạch nuôi trồng thủy sản trong năm 2014 đạt khá.

04/12/2014
Ô Nhiễm Môi Trường Từ Chất Thải Chăn Nuôi Ô Nhiễm Môi Trường Từ Chất Thải Chăn Nuôi

Cùng lãnh đạo thôn Kép, xã Việt Tiến (Việt Yên) đi một vòng quanh trang trại chăn nuôi của gia đình ông Hà Chuẩn Chinh thuộc địa bàn thôn cho thấy, từ xa đã bốc lên mùi xú uế nồng nặc. Màu nước thải đen ngòm của trang trại chảy ra kênh mương, đồng ruộng liền kề.

14/07/2014