10.000 Con Gà 9 Cựa Xuất Ra Thị Trường Tết

Gà chín cựa tưởng như chỉ tồn tại trong truyền thuyết nhưng năm nay, con vật này có thể sẽ xuất hiện trong mâm cỗ Tết của nhiều gia đình.
Sản phẩm gà chín cựa là kết quả của một công trình nghiên cứu nhân và phối giống khá công phu do một doanh nghiệp ở miền Bắc thực hiện. Theo lộ trình, giống gà này sẽ được nhân rộng để chăn nuôi tại nhiều địa phương trên cả nước. Các tác giả của gà chín cựa hy vọng, đây sẽ là một vật phẩm đặc biệt trong những ngày lễ tết năm nay.
Hiện tại, doanh nghiệp này chuẩn bị gần 100.000 con gà chín cựa đang chờ để được chuyển giao cho nông dân trên cả nước. Năm 2014, sau hơn 2 năm nghiên cứu, sản phẩm gà chín cựa sẽ lần đầu tiên được xuất bán với giá lên tới 3 triệu đồng/con.
Hơn 10.000 con gà chín cựa dự kiến sẽ được đưa ra thị trường Tết năm nay. Doanh nghiệp cho biết, khi giống gà được phổ biến rộng rãi, giá sẽ giảm dần. Bởi trên thực tế, đây cũng là gà ta nên việc chăm sóc không đòi hỏi kỹ thuật gì đặc biệt.
Có thể bạn quan tâm

Hiện nay, nhiều gia đình không chỉ có nhu cầu tìm mua các loại rau an toàn (RAT) mà còn tự sản xuất để phục vụ cho bữa ăn hằng ngày, nhằm đảm bảo sức khỏe. Song, trở ngại lớn là vấn đề thiếu đất sản xuất, nhất là các hộ gia đình ở đô thị. Mô hình "sản xuất rau ăn lá an toàn không cần đất qui mô hộ gia đình" đã và đang được Bình Thủy, TP Cần Thơ triển khai thực hiện, mở hướng cho các hộ gia đình phát triển sản xuất RAT mà không cần đất.

Theo thông tin từ Chi cục Lâm nghiệp tỉnh, đến nay, toàn tỉnh có 8.994 ha quế, trong đó, diện tích quế cho khai thác hằng năm (tỉa thưa) 4.600 ha, diên tích quế đang trong giai đoạn chăm sóc 4.300 ha. Các huyện có diện tích cây quế lớn là Bắc Hà, Bảo Thắng, Bảo Yên và Văn Bàn.

LMN có sức sống rất kỳ diệu, theo đó nước (trong mùa nước nổi) lên tới đâu thì lúa vượt theo tới đó, đủ cao hơn mặt nước một chút để có thể “thở” và sống được, cho đến khi nước rút đi thì bông lúa cũng chín vàng. Có năm lũ lớn, thân cây LMN vươn cao đến gần 4m.

Theo các tiểu thương tại chợ Đà Lạt, đây là thời điểm mặt hàng cùng loại của Trung Quốc được thương lái nhập về Đà Lạt với giá chỉ từ 5.000-6.000đ/kg. Sau khi phân loại và trộn đất đỏ, nhiều thương lái giới thiệu đây là khoai tây Đà Lạt rồi xuất đi các tỉnh, thành tiêu thụ, thị trường lớn nhất là TP. HCM, gây ảnh hưởng đến thương hiệu khoai tây Đà Lạt.

Ông Phạm Văn Quỳnh, giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn TP Cần Thơ, cho biết thành công của mô hình là nhờ yếu tố quản lý sản xuất thống nhất trên một diện rộng, cộng với đầu tư khoa học kỹ thuật đồng bộ, giảm chi phí sản xuất, tăng được năng suất và giá trị.