Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Vì Sao Nguyên Liệu Cá Tra Thiếu Nhưng Giá Mua Ít Tăng?

Vì Sao Nguyên Liệu Cá Tra Thiếu Nhưng Giá Mua Ít Tăng?
Ngày đăng: 21/10/2013

9 tháng của năm 2013, các doanh nghiệp chế biến cá tra xuất khẩu ở An Giang xuất khẩu 128 ngàn tấn, kim ngạch đạt 311 triệu USD, tăng 23,1% về lượng và 6,5% về giá trị so cùng kỳ. Dù xuất khẩu tăng, nguyên liệu thiếu nhưng giá mua cá tra của các nhà máy vẫn tăng không đáng kể.

Thiếu nguyên liệu:

9 tháng của năm 2013, diện tích nuôi cá tra của tỉnh là 800 héc-ta, chỉ bằng 84,9% so với cùng kỳ 2012. Nguyên nhân giảm là do người nuôi cá tra phải vay vốn với lãi suất cao, giá thức ăn liên tục tăng trong khi giá bán cá nguyên liệu lên xuống “bất thường” dẫn đến thua lỗ trong nhiều năm liền, nông dân không còn vốn để tái sản xuất, buộc phải treo ao.

Hợp tác xã (HTX) Thủy sản Châu Phú có 17 hội viên, sản lượng nuôi hàng năm từng đạt 25.000 tấn. Tuy nhiên, do thua lỗ nhiều năm liên tiếp nên đến thời điểm này, sản lượng nuôi của HTX chỉ còn 7.000 tấn/năm. Ông Nguyễn Hữu Nguyên, Chủ nhiệm HTX, cho biết : “ Giá thức ăn hiện nay là 11.700 đồng (mua tiền mặt, còn mua thiếu thì 11.900đ/kg), cá giống 2.000 đồng/con, thuốc thú y thủy sản, lương công nhân, lãi ngân hàng là 2.000 đồng/kg cá tăng trọng; tỉ lệ hao hụt là từ 5 – 10%.

Tổng chi phí sản xuất 1 kg cá nguyên liệu từ 23.000 – 24.000 đồng/kg, trong khi giá bán hiện nay cũng chỉ ở mức 22.500 đồng – 23.000 đồng/kg. Vậy thì làm sao ngư dân duy trì được sản xuất, thiếu nguyên liệu chế biến là điều dễ hiểu”.

Chi phí sản xuất cao nhưng ngư dân rất khó tiếp cận được vốn của ngân hàng. Ông Nguyễn Huy Phong, thành viên HTX, nói : “ Tôi có nhu cầu vay vốn 2,5 tỷ đồng để tái thả nuôi cá thịt mong gỡ lại số vốn đã bị lỗ nhưng ngân hàng không cho vay với nhiều lý do khác nhau, mặc dù tôi có đủ tài sản thế chấp”. Không chỉ có ông Phong, nhiều hộ nuôi cá khác trong tỉnh hiện nay cũng gặp phải tình trạng này.

Giá tăng không đáng kể:

Hiện nay, trên địa bàn tỉnh, giá mua cá tra nguyên liệu của các nhà máy chế biến cá tra xuất khẩu từ 22.500 đồng – 23.000 đồng/kg. Nếu so với 3 tháng trước, giá cá nguyên liệu có tăng nhưng không đáng kể. Ông Phạm Thanh Trà, nông dân nuôi cá ở xã Vĩnh Thạnh Trung (Châu Phú), cho biết : “ Tôi vừa bán 530 tấn cá tra cho Công ty Cổ phần Vĩnh Hoàn ở Cao Lãnh (tỉnh Đồng Tháp) với giá 23.000 đồng/kg.

Trước đó 2 tháng, tôi bán 250 tấn cá cho Công ty Cổ phần Hùng Vương với giá 20.500 đồng. Hiện nay, vấn đề quan trọng là hình thức thanh toán như thế nào? Nếu giá có cao đi chăng nữa nhưng bán cá rồi không lấy tiền được hoặc nhà máy thiếu ngư dân đến 3 tháng sau mới thanh toán thì cũng không có ý nghĩa”.

Ông Trà cho biết thêm, với giá bán nguyên liệu vừa nêu, nếu hạch toán chi phí sản xuất trong vụ nuôi này thì không có lãi. Tuy nhiên, gia đình ông vẫn phải nuôi để duy trì sản xuất, tạo việc làm cho công nhân và để thiết bị máy móc đừng hư hỏng.

Tại một hội nghị mới đây của Hiệp hội cá tra Việt Nam được tổ chức ở Cần Thơ, bàn về vấn đề “Liên kết trong chuỗi cá tra – vấn đề tín dụng và hợp đồng” cho thấy, nếu đi vào phân tích giá trị gia tăng của chuỗi cá tra trong thời gian qua thì hiệu suất sinh lời, tỷ trọng giá trị gia tăng đạt được ở mặt hàng này chỉ ở mức 0,68%, trong khi ở tôm là 27,4%, cá ngừ là 37,7%. Chế biến và xuất khẩu cá tra gần như không có lãi. Đây chính là nguyên nhân dẫn đến giá mua nguyên liệu hiện nay của các nhà máy chế biến với ngư dân trong tỉnh tăng không đáng kể.


Có thể bạn quan tâm

Tả Phìn Khai Thác Hiệu Quả Quỹ Đất Sản Xuất Lương Thực Tả Phìn Khai Thác Hiệu Quả Quỹ Đất Sản Xuất Lương Thực

Hiện nay, 8/10 bản có điện lưới quốc gia, hầu hết các bản được đầu tư xây dựng công trình thủy lợi, nước sinh hoạt. Địa phương có lợi thế nguồn lao động dồi dào, an ninh trật tự tốt, nhân dân tích cực sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên, thu nhập từ sản xuất cây trồng, vật nuôi thấp, đời sống nhân dân khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo cao chiếm 58%.

17/09/2014
Cựu Thanh Niên Xung Phong Nỗ Lực Làm Giàu Cựu Thanh Niên Xung Phong Nỗ Lực Làm Giàu

Thật may mắn cho chúng tôi khi đến thăm gia đình cựu thanh niên xung phong (TNXP) Hà Đức Ngọ, đội 13B, xã Thanh Luông, huyện Điện Biên lúc ông mới trở về từ ruộng lúa. Vì bình thường, ít có lúc nào ông rảnh rỗi ở nhà mà luôn chân luôn tay làm đủ việc.

17/09/2014
Trồng Ấu Mùa Nước Nổi Trồng Ấu Mùa Nước Nổi

Ấu là loài cây thủy sinh rất thích hợp trồng trong mùa nước nổi, vì vậy loại cây này được khá nhiều bà con nông dân huyện Lấp Vò chọn trồng nhằm cải thiện thu nhập. Nếu biết cách trồng và chăm sóc hợp lý thì đây là một trong những loại cây màu thích hợp sống chung với lũ ở những vùng trồng lúa kém hiệu quả.

17/09/2014
Nghề Cào Hến Tạo Thu Nhập Cho Người Dân Các Xã Vùng Sâu Nghề Cào Hến Tạo Thu Nhập Cho Người Dân Các Xã Vùng Sâu

Vợ chồng anh Võ Hoàng Nam ở ấp Tân Hưng, xã Tân Công Sính, huyện Tam Nông đã có hơn 2 năm làm nghề cào và luộc hến cho biết: hơn nửa tháng nay, ngày nào vợ chồng anh cũng sử dụng ghe cào được trên dưới 100kg hến; đưa vào lò luộc đãi vỏ lấy được 15 - 20kg thịt hến.

17/09/2014
Nông Dân Bị Thiệt Hại Nặng Nề Sau Mưa Đá Và Giông Lốc Nông Dân Bị Thiệt Hại Nặng Nề Sau Mưa Đá Và Giông Lốc

Theo Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Tháp Mười, tổng diện tích do bị đổ ngã là 4.827ha, tập trung ở các xã Mỹ An, Mỹ Quí, Mỹ Đông, thị trấn Mỹ An... lúa bị thiệt hại chủ yếu trong giai đoạn trổ chín; ước tính tổng thiệt hại là gần 4,4 tỷ đồng.

17/09/2014