Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Vì Sao Mối Liên Kết Giữa Doanh Nghiệp Và Người Nuôi Tôm Còn Bỏ Ngỏ

Vì Sao Mối Liên Kết Giữa Doanh Nghiệp Và Người Nuôi Tôm Còn Bỏ Ngỏ
Ngày đăng: 09/10/2013

Trong những chương trình trước chúng tôi có phản ánh đến quý khán giả tình trạng người nuôi tôm neo hàng chờ giá làm cho nguồn nguyên liệu khan hiếm gây khó khăn cho các doanh nghiệp.

Hậu quả của tình trạng này không chỉ ảnh hưởng đến các doanh nghiệp thủy sản, mà hơn ai hết, nông dân cũng là người gánh chịu nhiều rủi ro một khi dịch bệnh xảy ra hoặc giá cả xuống thấp. Vấn đề được đặt ra là vì sao doanh nghiệp và nông dân vẫn chưa tìm được một hướng đi chung? Nguyên nhân nào làm cho mối liên kết giữa hai đối tượng này còn mờ nhạt trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.

Với hơn 4.000 ha nuôi tôm công nghiệp, sản lượng chiếm gần 1/4 cả nước, Cà Mau là địa phương dẫn đầu về diện tích nuôi tôm. Tuy nhiên, một nghịch lý diễn ra và kéo dài thời gian qua chính là tình trạng thiếu tôm nguyên liệu cho xuất khẩu, nhất là dịp cuối năm.

Hiện tỉnh có 32 doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu thủy sản thì có đến 31 đơn vị chỉ hoạt động dưới 40% công suất. Một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng này, chính là bất cập trong mối liên kết giữa doanh nghiệp và người nuôi tôm. Và việc nông dân neo hàng chờ giá trong khi doanh nghiệp lao đao để tìm mua nguyên liệu, thậm chí phải nhập tôm ngoài tỉnh là một ví dụ cụ thể.

Còn theo người nuôi tôm, lý do khiến họ không mặn mà tham gia liên kết, chính là sự lệ thuộc quá lớn vào doanh nghiệp. Dù đầu ra ổn định, song cuối cùng là sản phẩm mà họ làm ra luôn bị ép giá.

Xoay quanh vấn đề này, Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản tỉnh Cà Mau cho biết, ngoài những nguyên nhân nói trên thì vấn đề khó khăn nhất để doanh nghiệp và người nuôi tôm liên kết sản xuất cũng như tiêu thụ sản phẩm là chưa có tổ chức làm cầu nối, nhất là đại diện cho nông dân.

Điều đáng quan tâm là ngay cả mối liên kết giữa nông dân với nông dân và doanh nghiệp với doanh nghiệp hiện vẫn còn bất cập. Cụ thể, vẫn còn nông dân tự ý phá vỡ hợp đồng, doanh nghiệp thì cạnh tranh thiếu lành mạnh. Chính điều này đã làm cho mối liên kết giữa doanh nghiệp và nông dân mất đi tính bền vững. Và hệ lụy của nó là bài toán về sản xuất cũng tiêu thụ nông sản không chỉ tại Cà Mau mà cả vùng đồng bằng sông Cửu Long sẽ trở nên nan giải hơn.


Có thể bạn quan tâm

Đẩy mạnh ứng dụng khoa học kỹ thuật vào phát triển nông nghiệp Đẩy mạnh ứng dụng khoa học kỹ thuật vào phát triển nông nghiệp

Chúng tôi có dịp đến nhiều địa phương để cảm nhận sự đổi thay trong phát triển nông nghiệp của người dân Triệu Phong (Quảng Trị). Đây là kết quả của nhiều chính sách mà cấp ủy, chính quyền và ngành nông nghiệp địa phương áp dụng vào thực tế trong suốt thời gian qua.

22/07/2015
Cứu cây cao su! Cứu cây cao su!

Thời gian gần đây, tình trạng nông dân tự phát chặt bỏ cây cao su đã diễn ra trên địa bàn tỉnh, với diện tích lên đến hàng ngàn ha thật sự là vấn đề đặt ra đối với các nhà quản lý, đặc biệt là ngành Nông nghiệp.

22/07/2015
Xây dựng chuỗi liên kết bền vững trong chăn nuôi Xây dựng chuỗi liên kết bền vững trong chăn nuôi

Ngày 21-7, Phó chủ tịch UBND tỉnh Võ Văn Chánh đã có cuộc họp với các sở, ngành liên quan để nghe báo cáo và xử lý những kiến nghị của Hiệp hội Chăn nuôi Đồng Nai.

22/07/2015
Giá ấu tăng Giá ấu tăng

Hiện nay đang vào mùa lũ, nhiều nông dân ở các huyện Lấp Vò, Lai Vung tận dụng ao, mương hoặc ruộng không trồng lúa cho nước vào để trồng ấu Đài Loan. Ấu cũng đã trở thành cây trồng chính của nhiều hộ gia đình ít đất canh tác.

22/07/2015
Đầu tư dự án Nhà máy chế biến nông sản thực phẩm Đầu tư dự án Nhà máy chế biến nông sản thực phẩm

UBND tỉnh vừa chấp thuận cho Công ty Cổ phần sản xuất nhựa và chế biến nông sản Việt Tân đầu tư dự án Nhà máy chế biến nông sản ớt, xoài sấy theo quy trình khép kín và sản xuất rổ nhựa chứa sản phẩm nông sản khi vận chuyển và tiêu thụ.

22/07/2015