Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Vào Vụ Thu Hoạch Quýt

Vào Vụ Thu Hoạch Quýt
Ngày đăng: 02/11/2013

Huyện Bạch Thông là địa phương có diện tích trồng cây cam, quýt lớn nhất tỉnh Bắc Kạn. Thời điểm này quýt bắt đầu chín, nông dân các xã trong huyện đang tập trung thu hái và xuất bán cho các tư thương.

Hiện nay diện tích trồng cây cam, quýt của huyện Bạch Thông là 1.020ha, trong đó diện tích cam, quýt hiện có của 3 xã nằm trong vùng quy hoạch của tỉnh là 1.003ha, diện tích của các xã khác là 17ha. Diện tích cho thu hoạch là 565ha tập trung chủ yếu tại 3 xã nằm trong vùng quy hoạch là Quang Thuận, Đôn Phong, Dương Phong, ngoài ra một số xã phía bắc của huyện là Sĩ Bình, Vũ Muộn, Vi Hương, Phương Linh đã có một số diện tích cho thu hoạch nhiều năm nay. Vài năm trở lại đây được sự hỗ trợ của cơ quan chức năng, người trồng quýt đã được tiếp cận với phương pháp ghép mắt, ghép cành thay thế cho phương pháp triết cành truyền thống.

Ưu điểm của phương pháp này là sử dụng gốc bưởi để ghép nên có bộ rễ khỏe, có thể sống trên diện tích đất cằn cỗi, thời gian cho thu hoạch sớm 4 năm, thời gian bói quả và thu hoạch được lâu khoảng 10 năm, chất lượng quả tốt hơn, năng suất cao. Nhiều năm nay cây cam, quýt đã trở thành cây trồng mũi nhọn giúp cho hàng nghìn nông hộ thoát nghèo và vươn lên làm giàu. Được biết, năm 2012 sản lượng cam, quýt của toàn huyện đạt trên 6.000 tấn, có nông hộ thu được 100 tấn quýt, đem lại thu nhập gần 1 tỷ đồng.

Những ngày này quýt bắt đầu chín, bà con nông dân đang tập trung thu hái để xuất bán. Dọc đường 257 trải dài từ xã Quang Thuận đến xã Dương Phong là cảnh tấp nập thu mua quýt của các thương lái. Quang Thuận là vùng đất có khí hậu, thổ nhưỡng phù hợp với trồng cây cam, quýt vì vậy quýt sai quả và có chất lượng thơm ngon, nhờ cây trồng này mà nhiều nông hộ đã có thu nhập ổn định. Có mặt tại thôn Bóoc Khún chúng tôi đã được chứng kiến cảnh mua bán quýt thật nhộn nhịp, từng đoàn người chở quýt từ các vườn, đồi ra chỗ tập kết, tại đây có hai chiếc ô tô của các tư thương đã đậu sẵn để đóng thùng quýt và vận chuyển đi thị trường các tỉnh Hà Nội, Thái Nguyên. Nhiều nông hộ vui mừng phấn khởi vì quýt năm nay được giá, thời điểm đầu vụ giá quýt là 18.000 đồng/kg, có hộ vì thiếu nhân lực nên đã bán cả vườn cho tư thương, số khác thì thu hái rồi vận chuyển đi bán tại các chợ trong tỉnh. Theo một số người dân cho biết năm nay do sâu bệnh nên sản lượng quýt sụt giảm hơn so với năm ngoái, tuy nhiên quýt lại được giá.

Theo chân một tư thương, chúng tôi đã đến đồi quýt của gia đình ông Lộc Văn Ninh, thôn Nà Thoi, đây là một trong những hộ phát triển cây cam, quýt tương đối mạnh ở xã. Hiện nay nhà ông Ninh có 2ha với trên 1.000 gốc cây cam, quýt. Vụ quýt năm ngoái gia đình thu hoạch được 30 tấn quả, thu nhập khoảng 300 triệu đồng. Ông Ninh cho biết, năm nay do ảnh hưởng của sâu bệnh nhiều nên sản lượng quýt giảm đáng kể, đối với gia đình ông thì sản lượng giảm khoảng 10 tấn so với năm ngoái, mặc dù vậy giá bán đầu vụ lại cao. Hiện tại gia đình ông mới bắt đầu thu hoạch quýt, những quả quýt to, mẫu mã đẹp có giá bán từ 18.000- 20.000 đồng/kg.

Hằng ngày bà con nông dân trong xã lại có mặt tại đồi quýt từ sớm để thu hoạch, rồi vận chuyển bán cho các tư thương, hay đem đi chợ bán. Tại các xã Đôn Phong, Dương Phong, Tũ Trĩ, Sĩ Bình bà con cũng đang tranh thủ thu hái quýt đem bán, trên khắp các ngả đường đâu đâu cũng thấy người chở quýt đi ra.

Xác định đây là cây trồng thế mạnh của địa phương, nên những năm qua huyện Bạch Thông đã ưu tiên đầu tư mọi nguồn lực để thâm canh, mở rộng diện tích, nâng cao chất lượng cam, quýt, trong đó huyện tập trung hỗ trợ giống, phân bón, khoa học kỹ thuật cho các nông hộ. Năm 2013 toàn huyện trồng mới được 124ha, đạt 124% kế hoạch, tập trung chủ yếu tại 3 xã nằm trong vùng quy hoạch là Quang Thuận, Dương Phong, Đôn Phong. Dự kiến năm 2014 huyện Bạch Thông sẽ hỗ trợ mở rộng 40ha trồng cây cam, quýt tại các xã phía bắc từ nguồn ngân sách của huyện, nhằm mở rộng diện tích, đưa cây cam, quýt trở thành cây trồng chủ lực, phát triển theo hướng hàng hóa đem lại thu nhập cao cho nông dân.Huyện Bạch Thông là địa phương có diện tích trồng cây cam, quýt lớn nhất tỉnh Bắc Kạn. Thời điểm này quýt bắt đầu chín, nông dân các xã trong huyện đang tập trung thu hái và xuất bán cho các tư thương.

Hiện nay diện tích trồng cây cam, quýt của huyện Bạch Thông là 1.020ha, trong đó diện tích cam, quýt hiện có của 3 xã nằm trong vùng quy hoạch của tỉnh là 1.003ha, diện tích của các xã khác là 17ha. Diện tích cho thu hoạch là 565ha tập trung chủ yếu tại 3 xã nằm trong vùng quy hoạch là Quang Thuận, Đôn Phong, Dương Phong, ngoài ra một số xã phía bắc của huyện là Sĩ Bình, Vũ Muộn, Vi Hương, Phương Linh đã có một số diện tích cho thu hoạch nhiều năm nay. Vài năm trở lại đây được sự hỗ trợ của cơ quan chức năng, người trồng quýt đã được tiếp cận với phương pháp ghép mắt, ghép cành thay thế cho phương pháp triết cành truyền thống. Ưu điểm của phương pháp này là sử dụng gốc bưởi để ghép nên có bộ rễ khỏe, có thể sống trên diện tích đất cằn cỗi, thời gian cho thu hoạch sớm 4 năm, thời gian bói quả và thu hoạch được lâu khoảng 10 năm, chất lượng quả tốt hơn, năng suất cao. Nhiều năm nay cây cam, quýt đã trở thành cây trồng mũi nhọn giúp cho hàng nghìn nông hộ thoát nghèo và vươn lên làm giàu. Được biết, năm 2012 sản lượng cam, quýt của toàn huyện đạt trên 6.000 tấn, có nông hộ thu được 100 tấn quýt, đem lại thu nhập gần 1 tỷ đồng.

Những ngày này quýt bắt đầu chín, bà con nông dân đang tập trung thu hái để xuất bán. Dọc đường 257 trải dài từ xã Quang Thuận đến xã Dương Phong là cảnh tấp nập thu mua quýt của các thương lái. Quang Thuận là vùng đất có khí hậu, thổ nhưỡng phù hợp với trồng cây cam, quýt vì vậy quýt sai quả và có chất lượng thơm ngon, nhờ cây trồng này mà nhiều nông hộ đã có thu nhập ổn định. Có mặt tại thôn Bóoc Khún chúng tôi đã được chứng kiến cảnh mua bán quýt thật nhộn nhịp, từng đoàn người chở quýt từ các vườn, đồi ra chỗ tập kết, tại đây có hai chiếc ô tô của các tư thương đã đậu sẵn để đóng thùng quýt và vận chuyển đi thị trường các tỉnh Hà Nội, Thái Nguyên. Nhiều nông hộ vui mừng phấn khởi vì quýt năm nay được giá, thời điểm đầu vụ giá quýt là 18.000 đồng/kg, có hộ vì thiếu nhân lực nên đã bán cả vườn cho tư thương, số khác thì thu hái rồi vận chuyển đi bán tại các chợ trong tỉnh. Theo một số người dân cho biết năm nay do sâu bệnh nên sản lượng quýt sụt giảm hơn so với năm ngoái, tuy nhiên quýt lại được giá.

Theo chân một tư thương, chúng tôi đã đến đồi quýt của gia đình ông Lộc Văn Ninh, thôn Nà Thoi, đây là một trong những hộ phát triển cây cam, quýt tương đối mạnh ở xã. Hiện nay nhà ông Ninh có 2ha với trên 1.000 gốc cây cam, quýt. Vụ quýt năm ngoái gia đình thu hoạch được 30 tấn quả, thu nhập khoảng 300 triệu đồng. Ông Ninh cho biết, năm nay do ảnh hưởng của sâu bệnh nhiều nên sản lượng quýt giảm đáng kể, đối với gia đình ông thì sản lượng giảm khoảng 10 tấn so với năm ngoái, mặc dù vậy giá bán đầu vụ lại cao. Hiện tại gia đình ông mới bắt đầu thu hoạch quýt, những quả quýt to, mẫu mã đẹp có giá bán từ 18.000- 20.000 đồng/kg.

Hằng ngày bà con nông dân trong xã lại có mặt tại đồi quýt từ sớm để thu hoạch, rồi vận chuyển bán cho các tư thương, hay đem đi chợ bán. Tại các xã Đôn Phong, Dương Phong, Tũ Trĩ, Sĩ Bình bà con cũng đang tranh thủ thu hái quýt đem bán, trên khắp các ngả đường đâu đâu cũng thấy người chở quýt đi ra.

Xác định đây là cây trồng thế mạnh của địa phương, nên những năm qua huyện Bạch Thông đã ưu tiên đầu tư mọi nguồn lực để thâm canh, mở rộng diện tích, nâng cao chất lượng cam, quýt, trong đó huyện tập trung hỗ trợ giống, phân bón, khoa học kỹ thuật cho các nông hộ. Năm 2013 toàn huyện trồng mới được 124ha, đạt 124% kế hoạch, tập trung chủ yếu tại 3 xã nằm trong vùng quy hoạch là Quang Thuận, Dương Phong, Đôn Phong. Dự kiến năm 2014 huyện Bạch Thông sẽ hỗ trợ mở rộng 40ha trồng cây cam, quýt tại các xã phía bắc từ nguồn ngân sách của huyện, nhằm mở rộng diện tích, đưa cây cam, quýt trở thành cây trồng chủ lực, phát triển theo hướng hàng hóa đem lại thu nhập cao cho nông dân.


Có thể bạn quan tâm

Phủ Xanh Vùng Đất Núi Làm Giàu Phủ Xanh Vùng Đất Núi Làm Giàu

Phong trào cựu chiến binh tham gia phát triển kinh tế, vươn lên làm giàu luôn là câu chuyện thường được nhắc đến. Đã có không ít cách làm với những mô hình mang đến nguồn thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm. Gia đình người lính trẻ cựu chiến binh Trần Văn Hồng, ở thôn Liêm Bình, xã Hồng Liêm (Hàm Thuận Bắc) là một điển hình trồng thanh long trên vùng đất đồi núi.

20/07/2013
Cá Chết Hàng Loạt Do Bị Đầu Độc Cá Chết Hàng Loạt Do Bị Đầu Độc

Bà Lê Thị Như Phượng - Giám đốc Doanh nghiệp Tư nhân Phượng Hải (TP. Nha Trang) đang thuê đìa tại xã Ninh Ích cho biết, doanh nghiệp của bà vừa bị thiệt hại hơn 342 triệu đồng do bị kẻ gian đầu độc cá nuôi dưới hồ. Số cá chết bao gồm: 10.000 con cá bớp giống chuẩn bị xuất bán; 5.000 con cá chẻm (0,3 kg/con); 3.000 con cá dìa (0,2 kg/con) và 200 con cá lù đù (0,3 kg/con)…

20/07/2013
Kinh Nghiệm Trồng Bưởi Đoan Hùng Kinh Nghiệm Trồng Bưởi Đoan Hùng

Bưởi Đoan Hùng là loại quả đặc sản có nguồn gốc ở vùng Đoan Hùng –Phú Thọ. Quả hình cầu dẹt, chín màu vàng sáng, cùi mỏng, múi ráo, tôm mọng nước, màu trắng ngà, ăn ngọt mát, mùi thơm đặc trưng. Trồng một sào 360m2 khoảng 50-60cây bưởi cho thu nhập 10-12 triệu đồng.

20/07/2013
Nuôi Cá Tầm Chưa... Xứng Tầm Nuôi Cá Tầm Chưa... Xứng Tầm

Có nhiều tiềm năng, lợi thế về khí hậu và nguồn nước lạnh nhưng thời gian qua, ngành nuôi cá nước lạnh (trong đó chủ yếu là cá tầm) của Việt Nam phát triển chưa xứng tầm. Không những vậy, ngành chăn nuôi còn non trẻ này đang đứng trước nguy cơ bị cá tầm Trung Quốc nhập lậu đè bẹp.

22/07/2013
Thuần Hóa Vịt Trời Thuần Hóa Vịt Trời

Hồ Cây Đa, huyện Lục Nam (Bắc Giang) rộng mênh mông. Mỗi năm vào mùa đông, người dân ven hồ thấy đàn vịt trời thi thoảng “ghé chân”. Không ai nhìn rõ hình thù vì cứ nghe tiếng động, thoáng có bóng người là chúng bay vút đi.

22/07/2013