Trang chủ / Cây lương thực / Trồng lúa

Tưới Nước Tiết Kiệm Cho Lúa

Tưới Nước Tiết Kiệm Cho Lúa
Ngày đăng: 29/10/2013

Trung tâm Khuyến nông tỉnh Bạc Liêu đang phổ biến và ứng dụng kỹ thuật tưới tiết kiệm nước của Thạc sỹ Trần Văn Na (Phó Chi cục BVTV) cho các địa phương trồng lúa Đông Xuân năm 2011). Đây là kỹ thuật tưới phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng của từng vùng đất, đặc biệt rất có hiệu quả đối với đất bị nhiễm phèn nhẹ của 2 huyện Phước Long và Hồng Dân - vùng trồng lúa Đông Xuân nhiều nhất tỉnh với hơn 25.000 ha.

Kỹ thuật tưới nước theo quy trình này chia làm nhiều công đoạn tưới cho cây lúa khác nhau; tưới khi cây lúa được 7 ngày, 25 ngày, 40 ngày, 75 ngày và đến lúc thu hoạch. Tùy theo từng giai đoạn phát triể của cây lúa, sẽ có chế độ tưới nước và giữ nước trên mặt ruộng khác nhau, ớc mức 1 cm, 3 cm, 5 cm... để luôn từ kênh nội đồng lên ruộng lúa và theo dõi mức nước trên ruộng.


Theo đó, mỗi ha ruộng lúa sẽ chọn 4-5 điểm cố định theo đường chéo góc hoạc theo đường zíx zắc trên thửa ruộng. Mỗi điểm đặt một ống nhựa cách bờ 3m, ống nhựa được đục thủng nhiều lỗ trên thân để nước vào, có chiều dài 25cm, đường kính 10 hoặc 20cm và được đặt sâu dưới mặt ruộng một đoạn 15 cm, trên mặt ruộng một đoạn 15cm. Đoạn ống đặt trên mặt ruộng có đánh dấu, vạch để theo dõi mức nước tướic cho ruộng lúa. Đoạn dưới mặt ruộng lấy hết phần đất trong ống để cho nước vào ống. Khi mực nước trong ống xuống thấp hơn mặt ruộng 10cm thì bơm nước cho ruộng lúa và tưới khi nào mức nước đạt đến vạch đã đánh dấu trên ống (theo từng giai đoạn tuổi của cây lúa) thì ngưng tưới.

Áp dụng đúng theo quy trình của kỹ thuật tưới nước này sẽ giảm được lượng nước tưới từ 4.00 - 4.700 met khối/ha/vụ so với cách thức tưới truyền thống của nông dân.


Có thể bạn quan tâm

Quản Lý Cỏ Dại Trên Cánh Đồng Lớn Quản Lý Cỏ Dại Trên Cánh Đồng Lớn

Cỏ dại là một trong bốn nhóm dịch hại quan trọng nhất trên ruộng lúa, cùng với sâu, bệnh và chuột. Nếu so sánh các đối tượng dịch hại khác nhau thì mức độ thiệt hại do cỏ dại gây ra đối với SX là lớn nhất (45%), do côn trùng khoảng 30%, do bệnh hại 20% và các dịch hại khác 5%.

31/05/2014
Hướng dẫn canh tác lúa và cây ăn trái ở vùng nhiễm mặn Hướng dẫn canh tác lúa và cây ăn trái ở vùng nhiễm mặn

Để ứng phó kịp thời ảnh hưởng của hạn hán và xâm nhập mặn tại ĐBSCL, Bộ NNPTNT đã giao Cục Trồng trọt phối hợp một số đơn vị liên quan xây dựng hướng dẫn kỹ thuật canh tác lúa và cây ăn trái cho vùng đất bị nhiễm mặn ĐBSCL năm 2016.

27/02/2016
Tuyến trùng hại lúa non là bệnh gì? Tuyến trùng hại lúa non là bệnh gì?

Vụ lúa xuân 2017, tại huyện Nam Sách (Hải Dương) đã gieo cấy được 15-20 ngày. Các diện tích lúa cấy mạ vẫn sinh trưởng phát triển tuy có chậm

11/03/2017
Hạn chế thiệt hại do nắng hạn, nhiễm mặn Hạn chế thiệt hại do nắng hạn, nhiễm mặn

Để góp phần hỗ trợ bà con nông dân kịp thời có những biện pháp chủ động, thích hợp, đứng về góc độ chuyên môn, chúng tôi trao đổi một số thông tin sau:

20/04/2017
Ứng dụng một số biện pháp canh tác để hạn chế tác hại của hạn-phèn-mặn cuối vụ cho lúa Đông Ứng dụng một số biện pháp canh tác để hạn chế tác hại của hạn-phèn-mặn cuối vụ cho lúa Đông

Xin phổ biến cùng bà con nông dân một số biện pháp canh tác giúp giảm nhẹ thiệt hại của hạn - phèn - mặn cho vụ lúa Đông - Xuân.

20/04/2017