Nuôi Dê Thế Nào Cho Hiệu Quả?

Để nuôi dê đạt năng suất cao, chất lượng tốt thì phương pháp chăn nuôi đóng vai trò quyết định. Vì vậy phải chọn cách nuôi nào cho hiệu quả, phù hợp với điều kiện cụ thể của từng cá nhân, cơ sở chăn nuôi.
Nuôi dê thâm canh
Đây là phương thức chăn nuôi dê phổ biến ở những nơi không có điều kiện chăn thả, nhưng lại có khả năng đầu tư thâm canh cao, gần các đô thị, thị trường tiêu thụ... Với phương thức này dê được nuôi nhốt, đầu tư thâm canh tại chuồng là chủ yếu.
Nguồn thức ăn nuôi dê thâm canh phải phong phú và đa dạng, đảm bảo thành phần và giá trị dinh dưỡng cho dê bao gồm các loại thức ăn tinh hỗn hợp giàu dinh dưỡng như đạm, đường, muối khoáng, vi lượng và sinh tố...; thức ăn thô xanh như lá cây, cỏ tự nhiên hoặc trồng cỏ voi, cỏ sả, các loại lá cây giàu đạm như cây kẹo dậu, thân, ngọn, lá mía và các phụ phẩm nông nghiệp... đều là nguồn thức ăn tốt cho dê.
Việc quản lý đàn dê và công tác nhân giống được tiến hành theo cá thể dễ dàng trên cơ sở theo dõi, ghi chép kết quả sản xuất của cá thể nhằm từng bước nâng cao năng suất của đàn giống.
Nuôi dê bán thâm canh
Đây là phương thức chăn nuôi phổ biến và phù hợp nhất trong điều kiện chăn nuôi ở nước ta. Dê được nuôi theo kiểu chăn dắt hoặc cột buộc luân phiên ở khu vực quanh nhà, hoặc nuôi nhốt kết hợp chăn thả.
Ngoài các loại cây lá tự nhiên mà dê kiếm được khi chăn thả vào ban đêm, dê cần được cung cấp bổ sung một lượng thức ăn tinh hỗn hợp nhất định như: đạm, muối, khoáng... và cỏ, lá, phế phụ phẩm nông nghiệp khác.
Việc quản lý đàn và công tác nhân giống dê cũng được tiến hành theo cá thể. Phương thức này được áp dụng để nuôi dê kiêm dụng sữa, thịt.
Nuôi dê quảng canh
Đây là phương thức nuôi dê phổ biến ở những vùng trung du và miền núi hoặc những nơi đất đai rộng rãi, có nhiều cỏ, cây... Dê được nuôi chăn thả hoàn toàn theo bầy đàn, chúng tự tìm kiếm và chọn lọc những loại thức ăn tự nhiên phong phú và đa dạng...
Nếu có điều kiện nên bổ sung thêm một lượng thức ăn nhất định tại chuồng vào ban đêm như: thức ăn tinh hỗn hợp, tấm cám ngũ cốc các loại, khoai, sắn, củ quả các loại... thức ăn bổ sung đạm (xác sắn, bã đậu, hèm bia rượu...), muối, khoáng và cỏ, lá, phế phụ phẩm nông nghiệp khác...
Nuôi dê theo phương thức chăn thả quảng quanh cho năng suất thấp nhưng vốn đầu tư về giống, chuồng trại, thức ăn, thuốc thú y, công chăm sóc... thấp hơn nhiều, nên hiệu quả kinh tế cao. Việc quản lý đàn và công tác nhân giống dê theo cá thể. Phương thức này áp dụng để nuôi dê lấy thịt.
Có thể bạn quan tâm

Chuyện anh Nguyễn Ngọc Luân lấy bằng tiến sĩ lọc dầu ở Cộng hòa liên bang Đức và từ bỏ các công việc hấp dẫn về làm nông nghiệp một huyện thuần nông vùng sâu, vùng xa của tỉnh Đồng Nai đã làm nhiều người hết sức ngạc nhiên. Nhưng đối với anh, việc giúp nông dân làm giàu ngay trên mảnh đất của họ là ước mơ đã được ấp ủ bấy lâu nay.

Nhiều công ty bán giống mắc ca lên tới vài trăm nghìn/cây là quá đắt so với giá thực tế của loại cây này. Việc phát triển quá nhanh diện tích cây mắc ca, cũng như thiếu kiểm soát trong công tác quản lý giống khiến nhiều hộ dân mua phải giống kém chất lượng.
Thời gian qua, Công ty TNHH MTV dịch vụ phát triển nông nghiệp Dasco đã liên kết với Viện Công nghệ Sinh học - Trường Đại học Cần Thơ triển khai dự án phát triển công nghệ trồng nấm sạch gắn với chuỗi liên kết tiêu thụ ở Đồng Tháp.

Vụ lúa mùa năm 2015, huyện Sa Pa (Lào Cai) sẽ mở rộng diện tích cấy lúa chịu lạnh lên 40 ha. Đây là giống DS 1 do Trung tâm Giống nông lâm nghiệp tỉnh cung ứng và sẽ được gieo cấy tại các xã Tả Van, Sử Pán, Nậm Sài, Thanh Phú và Nậm Cang, mỗi xã cấy từ 7 – 10 ha, với khoảng 110 hộ dân tham gia.

Thông tin này tại hội thảo Khoa học “Phát triển cây tiêu và ứng dụng trụ sống Núc Nác trong trồng tiêu”. Sáng nay (17/4), Sở Khoa học Công nghệ tỉnh Đắk Lắk phối hợp với Liên hiệp các hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh, tổ chức hội thảo Khoa học “Phát triển cây tiêu và ứng dụng trụ sống Núc Nác trong trồng tiêu”.