Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

1 Dưa Leo = 10 Lúa

1 Dưa Leo = 10 Lúa
Ngày đăng: 16/08/2011

Vài năm trở lại đây nhiều nông dân đã mạnh dạn thay đổi cơ cấu cây trồng mang lại thu nhập cao và tương đối ổn định. Trong đó, cây dưa leo hiện đang được nhiều nông dân lựa chọn và áp dụng rất có hiệu quả thay thế một phần cây lúa.

Với cách làm này đã giúp cho nhiều nông dân ở xã Vĩnh An, huyện Châu Thành (An Giang) từng bước vươn lên khấm khá. Vào thời điểm này, chạy dọc theo bờ kênh Mặc Cần Dưng sẽ bắt gặp cảnh nông dân đang khẩn trương thu những đợt dưa leo đầu mùa cân bán cho bạn hàng khắp nơi.

Ông Nguyễn Văn Toàn, một nông dân trồng dưa cho biết, cách nay 2 năm, thấy tình trạng giá lúa quá bấp bênh nên ông chuyển sang trồng thử dưa leo trên đất ruộng. Tuy nhiên việc chuyển từ trồng lúa sang dưa leo bước đầu có phần tốn kém, nhất là trong khâu làm lại đất. Theo ông Toàn, dưa leo là loại cây không ưa nước nên phải cải tạo lại nền đất bằng cách xẻ rãnh và lên liếp để tránh nước đọng lâu ngày làm thối bộ rễ. Việc còn lại chỉ là làm cỏ, bón phân rồi đợi đến ngày hái trái.

Dưa leo là loại cây trồng ngắn ngày nhưng cho năng suất cao và giá cả ổn định. Ông Toàn tính toán, bình quân mỗi công dưa leo thu hoạch khoảng 6-7 tấn trái/vụ, bán với giá 4.500-5.000 đồng/kg, sau khi trừ chi phí cầm chắc lãi từ 15-20 triệu đồng. Đặc biệt vào dịp Tết Nguyên đán, giá dưa leo có thể cao gấp hai lần so với bình thường.

Ông Toàn vui vẻ nói: “Trước đây cuộc sống của gia đình tui khó khăn lắm, 2 công đất ruộng làm quanh năm mà chẳng để ra đồng nào. Nhưng chỉ với 2 năm tập tành trồng dưa leo, bây giờ cuộc sống khá hẳn. Cũng với 2 công đất ruộng đó lên liếp trồng dưa leo, bình quân mỗi năm tui kiếm lời gần 100 triệu đồng. Trước khi hái dưa một ngày, tui chỉ cần lấy điện thoại ra alô một cái là có bạn hàng chạy xe tải tới tận nơi thu mua mà không cần phải chở bán đâu xa”.

Tuy nhiên, ông Kiệt cũng khuyến cáo bà con rằng, thị trường và giá cả thường không ổn định. Vì vậy bà con không nên mở diện tích trồng dưa quá nhiều, tránh tái diễn tình trạng hàng dội chợ như từng xảy ra đối với một số cây trồng, vật nuôi khác.

Trao đổi với nhiều nông dân trồng dưa leo khác ở đây, chúng tôi nhận thấy vẻ vui mừng của họ khi vụ mùa năm nay dưa cho năng suất cao và bán được giá. Là một trong số ít người trồng dưa với quy mô lớn ở xã Vĩnh An, ông Nguyễn Văn Dện cho biết, cũng như nhiều nông dân khác, sau khi cải tạo xong 15 công đất ruộng để trồng dưa leo, kinh tế gia đình ông từng bước vươn lên khấm khá.

Ông Dện nói như khoe: “Nông dân mình bây giờ tiến bộ hơn trước nhiều lắm, thấy làm cái này không có ăn thì chuyển sang làm cái khác, chứ độc canh cây lúa hoài cũng khổ. Hồi trước trồng dưa leo chỉ biết lót rơm cho dưa bò sát mặt đất nên trái ra cong queo khó bán. Thêm nữa còn phải bỏ tiền mướn công làm cỏ, tới khi thu hoạch phải vận chuyển xa hàng chục cây số đến chợ huyện để kêu mời người mua. Bây giờ thì sướng rồi! Trồng dưa phủ nilon nên hạn chế được cỏ dại, khi dưa lên thì làm giàn cho nó leo nên cho trái suôn dài, dễ bán và bán được giá hơn. Với giá cỡ 5.000 đồng/kg như bây giờ thì trồng dưa lời gấp 10 lần so với trồng lúa”.

Ông Nguyễn Anh Kiệt, Chủ tịch Hội nông dân xã Vĩnh An cho biết, hiện tại toàn xã có 40 hộ dân chuyển đổi đất ruộng để trồng dưa leo và cho thu nhập cao. Đây là tín hiệu đáng mừng cho bà con nông dân nơi đây, qua đó góp phần giải quyết việc làm cho hàng trăm lao động nhàn rỗi ở địa phương khi mùa lúa kết thúc. Sắp tới xã sẽ lên kế hoạch xây dựng các tiểu vùng đê bao khép kín để sản xuất vụ 3 cho khoảng 1.400 ha. Qua đó góp phần tăng vòng quay của đất theo hình thức 2 lúa + 1 màu để tăng thu nhập cho bà con


Có thể bạn quan tâm

Nhiều Hộ Nuôi Cá Tra Vẫn Phải Vay Lãi Suất Trên 15%/năm Nhiều Hộ Nuôi Cá Tra Vẫn Phải Vay Lãi Suất Trên 15%/năm

Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về giảm lãi suất cho vay nhằm tạo điều kiện cho các doanh nghiệp và người chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản được vay vốn với lãi suất hợp lý, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn vừa phối hợp với các cơ quan liên quan như Văn phòng Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước, Hội Nghề cá, Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản… kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện chỉ đạo trên đối với lĩnh vực sản xuất, tiêu thụ cá tra tại An Giang, Cần Thơ, Đồng Tháp, Vĩnh Long (khu vực chiếm khoảng 65% sản lượng cá tra nguyên liệu và 80 - 90% cá giống).

16/11/2012
Thu Nhập Cao Từ Nuôi Gà Mông Thu Nhập Cao Từ Nuôi Gà Mông

Theo anh cán bộ khuyến nông huyện Đại Từ chúng tôi tới thăm trang trại của ông Đoàn Văn Chóng - xóm Tiên Trường 1 - xã Tiên Hội để tìm hiểu về giống gà đen Mông. Trang trại của ông Chóng rộng hơn 14.000 m2 bao gồm các loại cây ăn quả, cây chè; ông quy hoạch khoảng 4.000 m2 dưới tán cây vải thiều để đầu tư nuôi gà chăn thả.

23/06/2013
Cần Xác Định Rõ Nguyên Nhân Cá Điêu Hồng Chết Hàng Loạt Ở Đồng Tháp Cần Xác Định Rõ Nguyên Nhân Cá Điêu Hồng Chết Hàng Loạt Ở Đồng Tháp

Từ 11 đến 14-11, cá điêu hồng nuôi lồng bè ở thị trấn Thanh Bình và xã Tân Thạnh huyện Thanh Bình (Đồng Tháp) đột ngột chết hàng loạt, gây thiệt hại nặng cho người nuôi. Theo thống kê chưa đầy đủ của Trạm Thủy sản huyện Thanh Bình, đến chiều ngày 14-11, trên địa bàn huyện đã có 20 lồng bè tương đương 40 tấn cá của 9 hộ nuôi ở cồn Phú Mỹ (thị trấn Thanh Bình) và ấp Nam xã Tân Thạnh bị thiệt hại từ 30 đến 40%, ước thiệt hại hơn 1 tỉ đồng.

17/11/2012
Dự Án Nuôi Ốc Hương Kết Hợp Với Tu Hài Đạt Kết Quả Tốt Dự Án Nuôi Ốc Hương Kết Hợp Với Tu Hài Đạt Kết Quả Tốt

Từ năm 2012 đến nay, Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản III đã chuyển giao công nghệ nuôi ốc hương kết hợp với tu hài cho hàng chục hộ ở xã Vạn Hưng, huyện Vạn Ninh (Khánh Hòa). Cùng với hướng dẫn kỹ thuật, dự án đã hỗ trợ cho 20 hộ, với 40 đăng ở xã Vạn Hưng về giống.

02/08/2013
Lập Nghiệp Từ Cây Bưởi Diễn Lập Nghiệp Từ Cây Bưởi Diễn

Trong khi nhiều thanh niên vùng cao chọn cách làm ăn xa quê hương thì anh Thăng Văn Mạnh dân tộc Sán Dìu ở thôn Trại Muối xã Giáp Sơn huyện Lục Ngạn lại chọn cách lập nghiệp ngay trên mảnh đất quê hương. Và cách làm giàu của anh đó chính là phát triển kinh tế từ cây bưởi Diễn.

23/06/2013