Cách Phun Thuốc Trừ Cỏ Cho Lúa Có Hiệu Quả

Thời điểm và điều kiện phun thuốc trừ cỏ: Phun thuốc trừ cỏ khi lúa đã bén rễ hồi xanh, nhiệt độ ngoài trời>130C. Điều kiện phun thuốc trừ cỏ cho hiệu quả cao là khi mặt ruộng có một lớp nước ngập 2-3 cm hoặc có độ ẩm bão hoà, nhẵm mềm chân. Như vậy đối với vụ xuân, sau cấy 10-20 ngày tuỳ theo nhiệt độ môi trường sau cấy, khi lúa hồi xanh (nhổ thấy có rễ mới màu trắng) mới phun thuốc trừ cỏ.
Lựa chọn loại thuốc trừ cỏ: Trước khi phun thuốc trừ cỏ cho lúa nên quan sát bề mặt ruộng lúa, nếu thấy bề mặt ruộng chưa thấy cỏ mọc thì dùng các loại thuốc trừ cỏ tiền nảy mầm phun cho lúa: Machete 60EC; Butavi 60EC; Venus 300EC...
Thấy ruộng lúa có nhiều loại cỏ lá hẹp, lá rộng giai đoạn nhú mầm (cây cỏ có dưới 2 lá): Dùng các loại thuốc trừ cỏ hậu nảy mầm sớm như: Pyanchor 3EC; Rat 800WG; Tar 10WP; Beron 10WP; Beto 14WP…
Ruộng lúa có nhiều cỏ lá rộng đã lớn (cây cỏ cao 2-3 cm) như: Dền gai, dừa cạn, cỏ ớt, cỏ bợ, cỏ mực…, dùng thuốc trừ cỏ hậu nảy mầm đặc trị loại cỏ hai lá mầm (xem kỹ phần hưỡng dẫn sử dụng ghi trên bao bì sản phẩm) như: Zico 48SL, 2,4D 96WP...
Ruộng lúa có nhiều rêu, nhớt và bèo tấm phun thuốc Rat 800WG.
Các loại thuốc trừ cỏ phần hướng dẫn sử dụng có ghi có thể trộn với phân đạm hay cát vãi trên ruộng lúa nước: Rat 800WG, Acelidad 30WP, Al*Ha 25WP, Afadax 7WP… bà con có thể áp dụng cách này nếu trên mặt ruộng có một lớp nước ngập 2-5 cm. Nếu ruộng cạn hở đất cần phải dùng biện pháp phun hoặc chọn loại thuốc khác phù hợp.
Duy trì mực nước ngập hoặc hiện trạng nước sau khi phun thuốc trừ cỏ 3-5 ngày đảm bảo cho thuốc có đủ thời gian tiêu diệt cỏ hữu hiệu.
Có thể bạn quan tâm

Nhiều loại nấm và vi khuẩn gây bệnh như nấm bệnh von mạ, bệnh khô vằn, đạo ôn, tiêm hạch; vi khuẩn gây bệnh đốm sọc vi khuẩn, bệnh bạc lá lúa… tồn tại trên vỏ trấu hạt giống biểu hiện bằng các đốm, vết màu nâu, đen nhỏ trên hạt thóc.

Xanthomonas oryzae) Bệnh đốm cháy bìa do vi khuẩn Xanthomonas oryzae nấm gây nên. Vi khuẩn xâm nhập qua thủy khổng, lỗ khí ở trên mút lá, mép lá và đặc biệt qua vết thương xây xát trên lá. Khi đã tiếp xúc với bề mặt lá, vi khuẩn có màng ướt nên dễ dàng di động qua vết thương, tiến vào bên trong các lỗ khí mà sinh sản nhân lên

Trứng hình bầu dục, khi mới đẻ có màu trong suốt, lúc sắp nở có màu vàng nhạt. - Sâu non mới nở thân có màu trong suốt, sau lần lột các thứ nhất có màu vàng nhạt. Cơ thể hình ống, râu dài không quá ½ cơ thể, đầu nhỏ hơn ngực.

1. Các biện pháp đáp ứng việc canh tác lúa trên đất mặn đã được áp dụng trên thế giới và có thể áp dụng ở nước ta: Biện pháp đầu tiên có thể đáp ứng việc canh tác lúa trên đất mặn là thay đổi môi trường để thích hợp cho cây lúa sinh trưởng và phát triển. Biện pháp này bao gồm các công việc kỹ thuật chủ yếu trong quá trình cải tạo đất giảm độ mặn, do đó đòi hỏi nhiều tài nguyên đầu vào, chi phí cao nên rất khó đáp ứng đối với nông dân bình thường.

Vào thời điểm mạ được 3 - 4 lá thật cần bón phân DAP để bổ sung dinh dưỡng với liều lượng từ 10-15kg/1.000m2. Theo khuyến cáo thì vùng tôm - lúa tốt nhất nên cấy khi tuổi mạ già (mạ có thời gian sinh trưởng khoảng từ 40 - 50 ngày) để tăng khả năng chống chịu của cây mạ trong điều kiện khó khăn, bất lợi. Chọn mạ tốt, cứng cây, to khỏe, có từ 8 - 10 lá màu xanh hơi ngả vàng đem cấy vào ruộng.