1.776 Ha Diện Tích Nuôi Cá Tra

Theo báo cáo của Sở NNPTNT Đồng Tháp, tính đến ngày 31/10/2013 diện tích nuôi thủy sản toàn tỉnh đạt 7.325,97 ha, trong đó cá tra: 1.776,71 ha; tôm càng xanh: 1.133 ha. Sản lượng thu hoạch đạt 358.965,77 tấn, trong đó cá tra: 310.516 tấn; tôm càng xanh: 529,11 tấn.
Hiện nay trên địa bàn tỉnh có 1.645 cơ sở sản xuất và cung ứng giống thủy sản, tăng 4 cơ sở so với tháng trước trong đó: 134 cơ sở sản xuất (90 cơ sở cá tra, 19 cơ sở tôm, 25 cơ sở cá khác), 23 cơ sở kinh doanh (01 cơ sở tôm, 22 cơ sở cá khác) và 1.488 cơ sở ương (1.431 cơ sở cá tra, 57 cơ sở cá khác), với sản lượng lũy kế tới thời điểm hiện tại là 19,56 tỷ cá bột; 1,38 tỷ tôm, cá giống. Trong đó: 19,45 tỷ cá tra bột; 1,1 tỷ con cá tra giống (đạt 54,89% so với chỉ tiêu kế hoạch) và 129,56 triệu post tôm càng xanh (đạt 86,37% so với chỉ tiêu kế koạch). Tăng 1.158,8 triệu cá bột và 113,37 triệu tôm, cá giống so với tháng trước.
Trong tháng các cán bộ của Sở NNPTNT đã hướng dẫn điều trị bệnh thủy sản cho 49 hộ nuôi, với số lượng tổng đàn là 371.855.000 con. Lũy kế từ đầu năm đến nay đã hướng dẫn điều trị bệnh thủy sản cho 431 hộ với số lượng tổng đàn là 822.361.000 con, diện tích bị bệnh trong tháng là 124,3 ha và 3.144 m3 bè tăng 12,8 ha và giảm 1.067 m3 bè so với tháng trước.
Bệnh tập trung chủ yếu trên cá tra thương phẩm, cá tra hương; giống, cá sặc rằn, điêu hồng, trê vàng, lươn, ếch… các bệnh thường gặp như: ký sinh trùng; xuất huyết; phù đầu; gan thận mủ; nấm thủy mi; thối mang; lở loét; đen mang, ngành đã cử cán bộ kỹ thuật xuống vùng nuôi hướng dẫn người dân xử lý kịp thời, giảm thiệt hại cho người nuôi thủy sản.
Sản lượng khai thác trong tháng 10/2013 là 3.175 tấn. Lũy kế từ đầu năm đến nay sản lượng khai thác là 11.667 tấn. Đến cuối tháng, sản lượng thủy sản khai thác tự nhiên đạt 83,33% kế hoạch năm 2013. Sản lượng khai thác trong tháng tăng so với tháng trước do hiện nay là mùa khai thác các loài cá ngoài tự nhiên nhiều.
Có thể bạn quan tâm

Theo thống kê của Công ty TNHH Nhà nước một thành viên Yến sào Khánh Hòa, từ đầu năm đến nay, doanh thu của công ty đạt hơn 2.300 tỷ đồng, tăng 27% so với cùng kỳ năm 2014. Hiện nay, thị trường xuất khẩu yến sào Khánh Hòa đang khởi sắc, phát triển mạnh mẽ với hệ thống khách hàng mới, tiềm năng ở Canada, Úc, Nhật Bản...

Từ sau tết đến nay, giá heo hơi liên tục giảm và chưa có dấu hiệu tăng trở lại, nên nhiều hộ chăn nuôi chọn cách giảm đàn hoặc chuyển sang nuôi heo sinh sản để cầm cự.

Thực hiện Dự án “Hỗ trợ nhân rộng mô hình sản xuất giống, nuôi trồng, chế biến nấm Linh chi và nấm Sò tại xã A Ngo, huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế” do Trung tâm Ứng dụng tiến bộ Khoa học và Công nghệ thuộc Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh triển khai, Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện A Lưới chọn Hợp tác xã Hoàng Thiện làm đơn vị chủ trì thực hiện dự án.

“Nếu cứ lo thất bại thì chẳng thể nào có ngày thành công. Tôi quyết định bỏ tiền ra thử trồng rau thủy canh theo công nghệ châu Âu một phen…” - bà Phạm Thị Thu Cúc, thôn Đạ Nghịt, xã Lát, huyện Lạc Dương, tỉnh Lâm Đồng chia sẻ.

Ông Nguyễn Thế Dũng, Chi cục trưởng Chi cục Lâm nghiệp thuộc Sở NN&PTNT, cho biết: Từ đầu năm đến nay, giá gỗ nguyên liệu để chế biến dăm xuất khẩu như bạch đàn, keo lai được các công ty trên địa bàn tỉnh Bình Định thu mua ở mức ổn định 1,25 triệu đồng/tấn, tăng 200 ngàn đồng/tấn so với thời điểm cuối năm ngoái. Với mức giá cao và ổn định như trên, người trồng rừng đang có lãi trên 500 ngàn đồng/tấn gỗ nguyên liệu.