1.776 Ha Diện Tích Nuôi Cá Tra

Theo báo cáo của Sở NNPTNT Đồng Tháp, tính đến ngày 31/10/2013 diện tích nuôi thủy sản toàn tỉnh đạt 7.325,97 ha, trong đó cá tra: 1.776,71 ha; tôm càng xanh: 1.133 ha. Sản lượng thu hoạch đạt 358.965,77 tấn, trong đó cá tra: 310.516 tấn; tôm càng xanh: 529,11 tấn.
Hiện nay trên địa bàn tỉnh có 1.645 cơ sở sản xuất và cung ứng giống thủy sản, tăng 4 cơ sở so với tháng trước trong đó: 134 cơ sở sản xuất (90 cơ sở cá tra, 19 cơ sở tôm, 25 cơ sở cá khác), 23 cơ sở kinh doanh (01 cơ sở tôm, 22 cơ sở cá khác) và 1.488 cơ sở ương (1.431 cơ sở cá tra, 57 cơ sở cá khác), với sản lượng lũy kế tới thời điểm hiện tại là 19,56 tỷ cá bột; 1,38 tỷ tôm, cá giống. Trong đó: 19,45 tỷ cá tra bột; 1,1 tỷ con cá tra giống (đạt 54,89% so với chỉ tiêu kế hoạch) và 129,56 triệu post tôm càng xanh (đạt 86,37% so với chỉ tiêu kế koạch). Tăng 1.158,8 triệu cá bột và 113,37 triệu tôm, cá giống so với tháng trước.
Trong tháng các cán bộ của Sở NNPTNT đã hướng dẫn điều trị bệnh thủy sản cho 49 hộ nuôi, với số lượng tổng đàn là 371.855.000 con. Lũy kế từ đầu năm đến nay đã hướng dẫn điều trị bệnh thủy sản cho 431 hộ với số lượng tổng đàn là 822.361.000 con, diện tích bị bệnh trong tháng là 124,3 ha và 3.144 m3 bè tăng 12,8 ha và giảm 1.067 m3 bè so với tháng trước.
Bệnh tập trung chủ yếu trên cá tra thương phẩm, cá tra hương; giống, cá sặc rằn, điêu hồng, trê vàng, lươn, ếch… các bệnh thường gặp như: ký sinh trùng; xuất huyết; phù đầu; gan thận mủ; nấm thủy mi; thối mang; lở loét; đen mang, ngành đã cử cán bộ kỹ thuật xuống vùng nuôi hướng dẫn người dân xử lý kịp thời, giảm thiệt hại cho người nuôi thủy sản.
Sản lượng khai thác trong tháng 10/2013 là 3.175 tấn. Lũy kế từ đầu năm đến nay sản lượng khai thác là 11.667 tấn. Đến cuối tháng, sản lượng thủy sản khai thác tự nhiên đạt 83,33% kế hoạch năm 2013. Sản lượng khai thác trong tháng tăng so với tháng trước do hiện nay là mùa khai thác các loài cá ngoài tự nhiên nhiều.
Có thể bạn quan tâm

Những năm gần đây, nhiều hộ nông dân ở tỉnh Đồng Tháp nhờ chịu khó tìm tòi, học hỏi và áp dụng tiến bộ kỹ thuật vào trồng trọt, chăn nuôi nên đã dần thoát khỏi đói nghèo, trở nên khá giả, có hộ thu nhập gần 800 triệu đồng/năm.

Anh Nguyễn Tường An, ấp Xuân Cầu, thị trấn Tầm Vu, huyện Châu Thành, tỉnh Long An có 2 ha đất áp dụng mô hình V.A.C mỗi năm thu nhập hơn 500 triệu đồng.

Theo báo cáo của ngành chức năng, dịch lở mồm long móng tại huyện Ea Súp (Đắk Lắk) được phát hiện vào ngày 24-6, mặc dù huyện đã tích cực chỉ đạo cơ quan chuyên môn và các cơ sở tích cực phòng chống, tuy nhiên đến nay dịch bệnh không thuyên giảm mà tiếp tục gia tăng nhanh.

Các nghiên cứu cho thấy, thất thoát sau thu hoạch lúa mỗi năm ở ĐBSCL khoảng 635 triệu USD. Ngoài ra, do khâu phơi sấy và tồn trữ lúa gạo chưa đáp ứng quy trình đã làm giảm giá trị hạt gạo Việt Nam.

Chúng tôi muốn tham quan các vườn cây trái đẹp, nhưng thôn trưởng Võ Văn Lộc lắc đầu, vì hơn 70 hộ tạm trú làm vườn đều đã đóng cửa nhà đi chơi, ăn tết Đoan ngọ. Trong thôn chỉ còn một số nhà, trong đó có ông mà ông thì cũng đang rộn ràng với tết…