1.600 tỷ đồng cho tổ hợp các trang trại bò sữa công nghệ cao

Với tổng vốn đầu tư ban đầu của dự án này là 1.600 tỷ đồng, dự án có tổng diện tích 2.500 ha (25 triệu m2), trong đó có 147ha để xây dựng trang trại và 1.600ha để phát triển nguyên liệu thức ăn thô xanh cho đàn bò. Tổ hợp này sẽ nhập khẩu bò từ Úc và Mỹ, với quy mô 16.000 con và có thể tăng lên 24.000 con trong giai đoạn 2. Cung cấp sản lượng sữa bình quân 98.630 kg/ngày, tương đương với hơn 36 triệu lít/năm.
Được biết, Tổ hợp các trang trại bò sữa này có công nghệ chăn nuôi tiên tiến, giúp tối ưu hóa công việc vận hành khi trang trại đi vào hoạt động; đáp ứng các điều kiện của tiêu chuẩn ISO 9001-2008 và tiêu chuẩn GlobalGAP. Công việc vệ sinh, xử lý chất thải, bảo vệ môi trường cũng áp dụng các công nghệ tiên tiến nhất của thế giới. Hệ thống làm mát dạng phun tắm tự động; hệ thống dự trữ thức ăn, chế biến thức ăn được đầu tư hết sức đồng bộ; hệ thống kiểm soát chất lượng sản phẩm, quản lý đàn, hỗ trợ sinh sản, giám sát sức khỏe cũng hoàn toàn tự động…
Dự kiến, công trình này sẽ đi vào hoạt động vào năm 2017.
Có thể bạn quan tâm

Tổng cục Thủy sản đã phối hợp cùng Sở NN&PTNT tỉnh Hòa Bình, UBND huyện Cao Phong cùng đại diện cộng đồng cư dân vùng lòng hồ thủy điện Hòa Bình tổ chức Lễ thả cá giống tái tạo nguồn lợi thủy sản hồ thủy điện Hòa Bình.

Những năm gần đây, nghề nuôi tôm không còn nhộn nhịp, rầm rộ như trước vì dịch bệnh liên tiếp xảy ra khiến nông dân chán nản, kiệt quệ. Thế nên thành công của một số mô hình nuôi tôm theo hướng an toàn dịch bệnh đã và đang mang lại sức sống mới cho nghề nuôi tôm…

Ông Trần Văn Tuấn – Giám đốc Công ty Cá tầm Sơn La chia sẻ: “Tiềm năng là rất lớn. Chúng tôi muốn có nhiều doanh nghiệp tham gia phát triển cá tầm cùng với chúng tôi”.

Người nuôi tôm hùm ở Lý Sơn đang chờ giá lên để bán.

Xuất khẩu sản phẩm cá cơm đang trở thành một nghề chủ lực mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân ở xã Quỳnh Lập (Thị xã Hoàng Mai, tỉnh Nghệ An).