1.600 tỷ đồng cho tổ hợp các trang trại bò sữa công nghệ cao

Với tổng vốn đầu tư ban đầu của dự án này là 1.600 tỷ đồng, dự án có tổng diện tích 2.500 ha (25 triệu m2), trong đó có 147ha để xây dựng trang trại và 1.600ha để phát triển nguyên liệu thức ăn thô xanh cho đàn bò. Tổ hợp này sẽ nhập khẩu bò từ Úc và Mỹ, với quy mô 16.000 con và có thể tăng lên 24.000 con trong giai đoạn 2. Cung cấp sản lượng sữa bình quân 98.630 kg/ngày, tương đương với hơn 36 triệu lít/năm.
Được biết, Tổ hợp các trang trại bò sữa này có công nghệ chăn nuôi tiên tiến, giúp tối ưu hóa công việc vận hành khi trang trại đi vào hoạt động; đáp ứng các điều kiện của tiêu chuẩn ISO 9001-2008 và tiêu chuẩn GlobalGAP. Công việc vệ sinh, xử lý chất thải, bảo vệ môi trường cũng áp dụng các công nghệ tiên tiến nhất của thế giới. Hệ thống làm mát dạng phun tắm tự động; hệ thống dự trữ thức ăn, chế biến thức ăn được đầu tư hết sức đồng bộ; hệ thống kiểm soát chất lượng sản phẩm, quản lý đàn, hỗ trợ sinh sản, giám sát sức khỏe cũng hoàn toàn tự động…
Dự kiến, công trình này sẽ đi vào hoạt động vào năm 2017.
Có thể bạn quan tâm

Trên thị trường đang có nhiều chủng loại sản phẩm hầm biogas bằng nhiều chất liệu khác nhau, có loại có giá bán rất rẻ nhưng người dân không thể biết thực hư chất lượng ra sao.

Bên dòng Vàm Cỏ Đông, từ hàng trăm năm nay, xã Phước Vân, huyện Cần Đước, tỉnh Long An nổi tiếng là làng nghề trồng rau truyền thống.

Ruộng đồng không còn manh mún, bà con chộn rộn với nhiều dự định SX hàng hóa lớn. Đã nghe thấy những sôi réo của “dòng chảy” cách mạng mới nhưng vẫn còn có những hòn đá tảng lớn chắn đường

Qua 4 năm thực hiện tái cơ cấu trồng trọt, tỉnh Long An đã xây dựng được nhiều vùng chuyên canh SX lúa, mang lại hiệu quả kinh tế cao, là tiền đề vững chắc để nhân rộng.

Ngoài việc có lợi cho cây trồng, phân Văn Điển còn hạn chế sâu bệnh, cải tạo đất, giúp cho SX nông nghiệp bền vững.