1,6 Tỷ Đồng Hỗ Trợ Người Trồng Su Su Ở Sa Pa

Số tiền trên được trích từ qũy phòng, chống thiên tai của địa phương để hỗ trợ cho 80 hộ dân ở huyện Sa Pa có diện tích su su bị sập giàn và hư hỏng trong đợt mưa tuyết vừa qua với mức hỗ trợ 20 triệu đồng/ha.
Ông Nguyễn Tiến Thành, Trưởng phòng Kinh tế huyện Sa Pa cho biết, đợt mưa tuyết lịch sử kéo dài cuối năm 2013 đã ảnh hưởng rất lớn đến đời sống, sản xuất của người dân vùng cao Sa Pa, gần 100 ha giàn su su bị gẫy, sập đổ, héo lá, rụng quả; nhiều diện tích hoa màu các loại bị héo lá sau tuyết tan, không có khả năng cho thu hoạch.
Để giúp người dân sớm khắc phục hậu quả do thiên tai, UBND tỉnh Lào Cai đã quyết hỗ trợ các hộ dân ở tiểu khu Ô Quý Hồ thuộc huyện Sa Pa có diện tích su su bị sập giàn và hư hỏng trong đợt mưa tuyết vừa qua, với mức hỗ trợ là 20 triệu đồng/ha. Có 80 hộ dân được hỗ trợ với số tiền là 1,6 tỷ đồng.
Đến nay, các hộ dân đã làm lại giàn bằng cọc bêtông được gần 40% diện tích, phấn đấu trung tuần tháng 2/2014, Sa Pa sẽ hoàn thành toàn bộ diện tích và mua cây giống phục vụ trồng su su vụ xuân.
Có thể bạn quan tâm

Một cuộc khảo sát của tổ chức phi chính phủ ACDI/VOCA tại các hộ dân trồng ca cao ở hai tỉnh Đăk Lăk và Bến Tre cho thấy, trong thời gian qua chỉ những hộ dân canh tác diện tích nhỏ, ít hơn 500 cây, mới chặt bỏ cây ca cao.

Thực hiện Đề án cơ giới hóa trong sản xuất lúa trên địa bàn tỉnh Hậu Giang giai đoạn 2012-2015, Sở NN&PTNT tỉnh đã xây dựng kế hoạch số 14/KH-SNNPTNT ngày 30-1-2013 để phối hợp cùng các sở, ban ngành tỉnh cụ thể hóa Đề án. Năm 2013

Đây là vụ lúa thứ 2 mô hình sản xuất khảo nghiệm các giống lúa chịu mặn được thực hiện trên địa bàn huyện Tuy An. Trong vụ sản xuất hè thu 2013, mô hình này đã đưa vào sản xuất 20 giống lúa GSR, thời gian sinh trưởng của các giống lúa từ 87 đến 106 ngày.

Sau khi giá củ mì tươi tăng cao đến 2.600 đồng/kg ở thời điểm mới bước vào vụ thu hoạch, hiện giá mì tươi bán tại rẫy tụt dốc nhanh chóng khiến cho cả thương lái và nông dân hết sức lao đao.

Khoảng 1 tháng qua, giá lúa gạo nguyên liệu tại ĐBSCL ở mức cao, nhưng thời điểm giá này, nông dân không còn lúa để bán và đang chuẩn bị vào vụ thu hoạch lúa đông xuân 2013-2014. Nông dân không đủ điều kiện tạm trữ để chờ giá nên luôn chịu thiệt thòi, hầu hết nông dân phải bán lúa tươi tại ruộng ngay khi thu hoạch.