1.000 tỷ đồng xây resort cho tôm ở miền Tây

Ngày 22.10, khu phức hợp rộng 315 ha được khởi công tại xã Hiệp Thành, TP Bạc Liêu.
Từ nay đến cuối năm 2017, doanh nghiệp xây dựng các công trình gồm khu sản xuất giống, nhà máy chế biến thức ăn, khu nuôi tôm siêu thâm canh công nghệ cao trong nhà kính và nhà máy chế biến tôm xuất khẩu.
Theo chủ đầu tư là Tập đoàn Việt - Úc, dự án này khi đưa vào hoạt động sẽ cần đến 2.000 lao động. Mật độ nuôi tôm siêu thâm canh từ 200 đến 500 con/m2.
Mỗi năm, doanh nghiệp nuôi từ 2 đến 3 vụ, năng suất từ 120 đến 300 tấn tôm/ha mặt nước/năm.
Thu hoạch tôm nuôi theo mô hình siêu thâm canh ở Hòa Bình (Bạc Liêu).
Lãnh đạo doanh nghiệp này cho hay: "Các dãy nhà kính để nuôi tôm siêu thâm canh giống như những resort cho tôm ở, nhiệt độ bên trong luôn được duy trì 30 độ C".
Hai tuần trước, một khu phức hợp tương tự rộng 300 ha với số tiền đầu tư 600 tỷ đồng được khởi công xây dựng tại xã Mỹ Thành, huyện Phù Mỹ (Bình Định).
Có thể bạn quan tâm

Trong giai đoạn 2010- 2015, Đảng ủy, UBND xã Hanh Cù, huyện Thanh Ba đã tăng cường công tác lãnh, chỉ đạo và cùng với nhân dân vượt qua khó khăn, giành được nhiều kết quả quan trọng, có nhiều chỉ tiêu thực hiện Nghị quyết Đảng bộ xã lần thứ XXIII đạt và vượt mức đề ra, đưa kinh tế tiếp tục có bước phát triển với tốc độ tăng trưởng khá, bình quân đạt 11%/năm.

Đó là kỹ sư thuỷ sản Nguyễn Thị Hằng, Phó phụ trách Trại sản xuất thuộc Trung tâm Giống hải sản cấp I, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Tốt nghiệp trường Đại Học thủy sản năm 2004, làm việc tại doanh nghiệp tư nhân từ năm 2005 đến năm 2010, năm 2011 được tuyển dụng vào làm việc ở trại sản xuất nghiên cứu thử nghiệm giống thủy sản, đảm nhận cương vị cán bộ kỹ thuật.

Ngày 10/6, ông Hoàng Văn Cầu, Phó Chủ tịch UBND xã Vinh Hiền (huyện Phú Lộc) cho biết, trong 3 ngày qua, ngư dân Nguyễn Luân (trú thôn Hiền An 2, xã Vinh Hiền) đang huy động những bạn thuyền trong chi hội nghề cá của thôn để khai thác hết số cá nằm trong lưới vây rút chì mà ngư dân này đã đánh được tại vùng biển xã Vinh Hiền.

Các hộ dân nuôi tôm ở huyện Long Thành và Nhơn Trạch (Đồng Nai) cho biết giá tôm sú liên tục bị giảm trong thời gian gần đây. Hiện giá tôm loại 20 con/kg chỉ còn 230 ngàn đồng/kg, loại 30 con trên dưới 160 ngàn đồng/kg, loại 40 con khoảng 130 ngàn đồng/kg, giảm từ 60 - 80 ngàn đồng/kg so với cùng kỳ năm 2014.
Trước thực trạng người nuôi tôm trên cát liên tiếp bị thua lỗ, nhiều diện tích người nuôi tôm chuyển sang nuôi kết hợp với ốc hương. Mô hình này đang dấy lên mối lo ngại “lợi bất cập hại”?