1.000 tỷ đồng xây resort cho tôm ở miền Tây

Ngày 22.10, khu phức hợp rộng 315 ha được khởi công tại xã Hiệp Thành, TP Bạc Liêu.
Từ nay đến cuối năm 2017, doanh nghiệp xây dựng các công trình gồm khu sản xuất giống, nhà máy chế biến thức ăn, khu nuôi tôm siêu thâm canh công nghệ cao trong nhà kính và nhà máy chế biến tôm xuất khẩu.
Theo chủ đầu tư là Tập đoàn Việt - Úc, dự án này khi đưa vào hoạt động sẽ cần đến 2.000 lao động. Mật độ nuôi tôm siêu thâm canh từ 200 đến 500 con/m2.
Mỗi năm, doanh nghiệp nuôi từ 2 đến 3 vụ, năng suất từ 120 đến 300 tấn tôm/ha mặt nước/năm.
Thu hoạch tôm nuôi theo mô hình siêu thâm canh ở Hòa Bình (Bạc Liêu).
Lãnh đạo doanh nghiệp này cho hay: "Các dãy nhà kính để nuôi tôm siêu thâm canh giống như những resort cho tôm ở, nhiệt độ bên trong luôn được duy trì 30 độ C".
Hai tuần trước, một khu phức hợp tương tự rộng 300 ha với số tiền đầu tư 600 tỷ đồng được khởi công xây dựng tại xã Mỹ Thành, huyện Phù Mỹ (Bình Định).
Có thể bạn quan tâm

Hai thủ phủ trồng cây cacao lớn nhất là Bến Tre và Đắk Lắk đang cố gắng vực dậy loại cây trồng này, vì thời gian qua người trồng đã chặt bỏ với diện tích hơn 50%. Chẳng hạn, tại Bến Tre, trước đây có gần 10.000 ha cacao thì này giảm còn 5.000 ha, còn tại Đắk Lắk trước đây diện tích loại cây trồng này lên đến 6.000 ha thì nay giảm mạnh còn khoảng 2.000 ha.

Theo số liệu của phòng NN&PTNT huyện, đến nay đã có 6,29 ha tôm bị bệnh, trong đó có 5,29 ha bị bệnh đốm trắng (Quảng Ngạn Quảng Phước, thị trấn Sịa) và 1 ha bị bệnh môi trường (Quảng Phước).

ĐBSCL đang bước vào vụ gieo sạ lúa đông xuân 2014 - 2015. Đây là vụ lúa quan trọng nhất trong năm, nhiều nông dân tìm mua các loại giống tốt để đảm bảo chất lượng, kháng sâu bệnh và cũng để nhân giống cho các vụ lúa sau, nên hoạt động kinh doanh lúa giống đang vào cao điểm.

Những năm qua cá tra được xem là sản phẩm “độc quyền” của Việt Nam trên thế giới, sản lượng chiếm hơn 80% thị phần cá tra toàn cầu. Cá tra của Việt Nam được xuất đi 149 quốc gia và vùng lãnh thổ, với kim ngạch năm 2013 đạt hơn 1,76 tỷ USD.

Vụ đông 2014 - 2015, Công ty CP Khoa học công nghiệp Việt Nam (trụ sở tại TP Hà Nội) ký hợp đồng với xã Định Bình (Yên Định - Thanh Hóa), quy hoạch và trồng 24,5 ha cà chua bi để lấy quả xuất khẩu sang thị trường Liên bang Nga.