1.000 tỷ đồng xây resort cho tôm ở miền Tây

Ngày 22.10, khu phức hợp rộng 315 ha được khởi công tại xã Hiệp Thành, TP Bạc Liêu.
Từ nay đến cuối năm 2017, doanh nghiệp xây dựng các công trình gồm khu sản xuất giống, nhà máy chế biến thức ăn, khu nuôi tôm siêu thâm canh công nghệ cao trong nhà kính và nhà máy chế biến tôm xuất khẩu.
Theo chủ đầu tư là Tập đoàn Việt - Úc, dự án này khi đưa vào hoạt động sẽ cần đến 2.000 lao động. Mật độ nuôi tôm siêu thâm canh từ 200 đến 500 con/m2.
Mỗi năm, doanh nghiệp nuôi từ 2 đến 3 vụ, năng suất từ 120 đến 300 tấn tôm/ha mặt nước/năm.
Thu hoạch tôm nuôi theo mô hình siêu thâm canh ở Hòa Bình (Bạc Liêu).
Lãnh đạo doanh nghiệp này cho hay: "Các dãy nhà kính để nuôi tôm siêu thâm canh giống như những resort cho tôm ở, nhiệt độ bên trong luôn được duy trì 30 độ C".
Hai tuần trước, một khu phức hợp tương tự rộng 300 ha với số tiền đầu tư 600 tỷ đồng được khởi công xây dựng tại xã Mỹ Thành, huyện Phù Mỹ (Bình Định).
Có thể bạn quan tâm

Ông Võ Văn Điềm - Phó Giám đốc Sở NN&PTNT cho biết, do hơn 2 tháng nắng nóng kéo dài trên diện rộng nên hiện nay toàn tỉnh đã có ít nhất 1.300ha lúa nước trời bị khô hạn nghiêm trọng, rất nhiều khả năng số diện tích vừa nêu sẽ thất thu sản lượng.

Xây dựng thương hiệu, đưa sản phẩm đến với thị trường là một trong những nội dung chính trong chiến lược phát triển sản xuất nông nghiệp mà tỉnh ta đang hướng đến. Bằng nhiều cách làm, chính sách cụ thể, các sản phẩm nông nghiệp hàng hóa chủ lực của tỉnh đang được trao cơ hội chinh phục thị trường, khẳng định uy tín, thương hiệu đối với người tiêu dùng.

Sáng 27/3, Trung tâm Khuyến nông phối hợp với Công ty Thông Thuận tổ chức tập huấn kỹ thuật nuôi tôm năm 2014 cho các hộ dân nuôi tôm thẻ chân trắng trên địa bàn tỉnh.

Ngày 26/3, tại xã Ea Ly (Sông Hinh), Sở NN-PTNT Phú Yên phối hợp với Công ty TNHH SX - TM Hoàng Long ViNa tổ chức hội thảo nhân rộng mô hình cánh đồng mía mẫu, áp dụng cơ giới hóa và sử dụng phân bón Hoàng Long ViNa, niên vụ 2013-2014. Gần 150 nông dân các huyện Đồng Xuân, Sông Hinh, Sơn Hòa đến tham quan mô hình.

Bên cạnh ngành lúa gạo, Ngân hàng Nhà nước cũng vừa quyết định giảm lãi suất cho vay phục vụ nuôi trồng, chế biến cá tra và tôm. Tuy nhiên nhiều doanh nghiệp trong ngành thủy sản cho biết không dễ để tiếp cận nguồn vốn này.