Giảm tỷ lệ mắc bệnh trên bào ngư
Bào ngư Haliotis discus là loại hải sản hàm lượng dinh dưỡng cao, giá trị kinh tế lớn, vừa là nguồn thực phẩm bổ dưỡng, vừa là vị thuốc tự nhiên quý hiếm. Thịt bào ngư không những ngon mà còn mang lại nhiều giá trị dinh dưỡng và được nhiều người ưa thích. Do đó, nhiều nghiên cứu về đặc điểm sinh học, sinh sản được tiến hành để đưa ra kỹ thuật nuôi tối ưu cho loài hải sản này là cần thiết.
Tăng khả năng kháng bệnh với vi khuẩn Vibro Parahaemolyticus trên bào ngư.
Bào ngư là loài ăn thực vật. Thức ăn của bào ngư thay đổi theo giai đoạn phát triển. Trong giai đoạn đầu của chu kỳ sống thì ấu trùng của bào ngư sống trôi nổi. Chúng dường như không ăn trong giai đoạn ấu trùng. Khi kết thúc giai đoạn ấu trùng, phù du chúng chuyển sang sống bám. Ấu trùng bám dùng lưỡi sừng để cạp các tảo san hô (coralline) hoặc lớp chất nhầy trên bề mặt đá (slime) lấy thức ăn. Chất nhầy trên mặt đá bao gồm các tảo đơn bào và vi khuẩn tạo thành. Giai đoạn trưởng thành thức ăn của Bào ngư là rong biển (seaweed. Bào ngư thích ăn rong đỏ (red algae), loại rong nâu (brown algae) và vài loại rong lục (green algae).
Trong rong biển chứa hàm lượng lớn Mannan oligosacarit (MOS), còn được gọi là glucomannan oligosacarit, là một loại oligosacarit đóng vai trò quan trọng trong việc tăng cường miễn dịch, chống oxy hóa và kích thích tăng trưởng cho động vật nuôi, tuy nhiên chưa có nghiên cứu rõ ràng. Do đó, thử nghiệm này được thực hiện để nghiên cứu ảnh hưởng của mannan oligosacarit (MOS) đến hiệu suất tăng trưởng, chống oxy hóa, khả năng miễn dịch và khả năng kháng bệnh với vi khuẩn Vibro Parahemolyticus của bào ngư Haliotis Discus hannai.
Thí nghiệm được tiến hành gồm 4 nghiệm thức bổ sung MOS với các nồng độ 0,00 g / kg, 0,40 g / kg, 0,80 g / kg và 1,60 g / kg MOS trong thời gian 120 ngày. Sau đó, các nhóm điều trị sẻ được cảm nhiễm với vi khuẩn Vibro Parahemolyticus và theo dõi tỉ lệ chết trong vòng 10 ngày.
Sau thử nghiệm cho ăn 120 ngày, hiệu suất tăng trưởng tốt nhất được quan sát thấy ở nghiệm thức cho ăn 0,80 g/kg. Với sự gia tăng của MOS chế độ ăn, khả năng chống oxy hóa trong gan tụy ngày càng tăng (P <0,05) trong khi không thấy sự khác biệt đáng kể về hoạt động chống oxy hóa của glutathione S transferase ( P > 0,05). Hoạt động chống oxy hóa của superoxide effutase và glutathione peroxidase được tăng lên sau khi bổ sung MOS và đạt giá trị cao nhất trong nhóm cho ăn 0,80 g / kg và sau đó giảm xuống.
Các thông số liên quan đến miễn dịch bị ảnh hưởng đáng kể khi bổ sung MOS vào khẩu phần ăn. Cụ thể, hoạt động của phosphatase kiềm và acid phosphatase trong gan tụy và huyết thanh của các nghiệm thức cho ăn MOS cao hơn đáng kể so với nhóm đối chứng (P <0,05) . Hơn nữa, giá trị cao nhất của cả hai enzyme được quan sát thấy ở gan tụy của nhóm 0,80 g/ kg, tương tự khi quan sát huyết thanh của nhóm bào ngư ở nghiệm thức 1,60 g / kg MOS.
Các hoạt động lysozyme trong gan tụy và huyết thanh của nhóm A4 cao hơn đáng kể so với các nhóm khác ( P <0,05) và không có sự khác biệt đáng kể trong các nhóm A0, A8 và A16 (P > 0,05). Các hoạt động của tế bào chất và hoạt động hô hấp trong huyết thanh của bào ngư không bị ảnh hưởng đáng kể bởi hàm lượng MOS trong chế độ ăn uống (P > 0,05).
Trong thời gian cảm nhiễm với vi khuẩn V. Parahaemolyticus trong 56 giờ , tỷ lệ tử vong tích lũy của chế độ ăn cho bào ngư có chứa MOS thấp hơn đáng kể so với nhóm đối chứng ở mỗi thời điểm ( P <0,05).
Nhìn chung, tỷ lệ chết thấp nhất đã xảy ra trong nhóm bổ sung 0,80g/kg và cao nhất là nghiệm thức đối chứng. Tóm lại, việc đưa MOS vào chế độ ăn rõ ràng có tác động tích cực đến khả năng tăng trưởng, khả năng miễn dịch và khả năng kháng bệnh của bào ngư, với mức MOS tối ưu ở mức 0,80g/kg trong chế độ ăn.
Có thể bạn quan tâm
Bào ngư là loài có giá trị kinh tế bởi vì hàm lượng dinh dưỡng trong thịt của chúng rất cao. Bào ngư có khoảng gần 100 loài, tất cả đều thuộc giống Haliotis. Chùng có mặt ở nhiều vùng trên trái đất, một số loài hiện nay đang được nuôi như Haliotis disversicolor, H. asinina, H. oliva…
Hướng dẫn kỹ thuật nuôi, chăm sóc Bào Ngư cho người dân - Phần 2
Hướng dẫn kỹ thuật nuôi, chăm sóc Bào Ngư cho người dân - Phần 3