Thống kê / Thống kê nông sản

Thị trường lúa gạo ngày 10/5: Giá gạo nguyên liệu xuất khẩu giảm

Tác giả: Thu Nga
Ngày đăng: 11/05/2021

Giá gạo nguyên liệu xuất khẩu hôm nay (10/5) giảm nhẹ.

Giá gạo nguyên liệu IR 504 giảm 100 đồng/kg xuống 9.200 đồng/kg. Gạo thành phẩm IR 504 ở 10.700 đồng/kg; giá tấm 1 IR 504 8.700 đồng/kg; giá cám vàng tăng 200 đồng/kg lên 7.200 đồng/kg.

Tại thị trường An Giang giá lúa gạo ổn định. Giá nếp vỏ tươi 5.000-5.100 đồng/kg; giá lúa IR 50404 6.000-6.100 đồng/kg; giá lúa OM 9577 6.050 đồng/kg; lúa OM 9582 6.050 -6.300 đồng/kg; lúa Đài thơm 8 6.400-6.600 đồng/kg; giá lúa OM 5451 6.200-6.400 đồng/kg; giá lúa nàng Hoa 9 6.100-6.200 đồng/kg; giá lúa OM 6976 6.000 – 6.100 đồng/kg. Giá lúa OM 18 6.400-6.600 đồng/kg.

Giá gạo thường 11.000-12.000; gạo Hương Lài 18.000 đồng/kg; gạo nàng hoa 16.200 đồng/kg; gạo sóc thường 14.000 đồng/kg. Gạo Nhật 24.000 đồng/kg; gạo Sóc Thái 17.000 đồng/kg; gạo thơm đài Loan trong 20.000 đồng/kg. Gạo nàng Nhen 20.000 đồng/kg.

Theo các thương lái, hiện lúa Đông xuân đang ở cuối vụ nên lúa về ít, giá lúa vững. Hiện thương lái đang cọc lúa Hè thu, tuy nhiên giá giữa các địa phương có chênh lệch.

Trên thị trường thế giới, giá gạo xuất khẩu tiếp đà đi ngang. Hiện gạo 5% tấm ở mức 493-497 USD/tấn; gạo 25% tấm 468-472 USD/tấn; gạo 100% tấm 423-427 USD/tấn và Jasmine 558-562 USD/tấn.

Việt Nam có đủ gạo để xuất khẩu, không cần tăng diện tích trồng lúa

Cục trưởng Cục Trồng trọt (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - NNPTNT), cho biết: Hiện tại sản xuất lúa của Việt Nam vẫn rất ổn định theo kế hoạch với khoảng 43 triệu tấn thóc/năm.

Cục trưởng cũng lạc quan, tự tin với khả năng cung ứng lúa gạo của ngành nông nghiệp và sự sát sao chỉ đạo kịp thời của Chính phủ nên sẽ rất khó xảy ra mất cân đối cung cầu trong ngành lúa gạo.

Từ cuối năm 2020, trong bối cảnh COVID-19, Cục Trồng trọt (Bộ NNPTNT) đã xây dựng kế hoạch sản xuất lúa gạo cho năm 2021. Theo đó, tùy theo diễn biến thị trường lúa gạo, điều kiện khí hậu thời tiết, chỉ đạo sản xuất lúa đạt khoảng 7,3 triệu hecta, thâm canh tăng năng suất để đạt sản lượng khoảng 43-43,5 triệu tấn.

Không cần thiết phải tăng diện tích trồng lúa

Diện tích giảm chủ yếu do việc chuyển đổi từ đất trồng lúa sang nuôi trồng thủy sản, trồng cây ăn quả, rau mầu có hiệu quả kinh tế cao hơn… Chưa kể bên cạnh đó còn có vấn đề thiên tai, dịch bệnh.

Theo Cục trưởng Cục Trồng trọt (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - NNPTNT):  "Trong thời gian tới, cụ thể là trong năm 2021 rất khó tăng thêm diện tích trồng lúa do những rủi ro về thời tiết như mưa lũ. Chưa kể, nếu kế hoạch không tốt còn ảnh hưởng đến thời vụ vụ kế tiếp”.


Có thể bạn quan tâm