Yêu Cây, Cây Cho Hàng Trăm Triệu Đồng Mỗi Năm

Sở hữu gần 400 chậu cây cảnh, mỗi năm ông Lê Quang Thạo, thôn Kim Sơn, thị trấn Vôi, Bắc Giang có thu nhập hàng trăm triệu đồng.
Quanh năm gắn bó với đồng ruộng, làm bạn với cây lúa, cây ngô, vì say mê cây cảnh, năm 2010, ông Lê Quang Thạo đã có một quyết định mạo hiểm: Thế chấp nhà, vay ngân hàng một số tiền lớn để đầu tư vào cây cảnh. “Thú thật, giờ nghĩ lại tôi cũng thấy mình liều. Thứ tôi có trong tay lúc đó chỉ là niềm đam mê”- ông Thạo nhớ lại.
Với hơn 3 sào vườn, hiện, ông Thạo đang sở hữu gần 400 cây cảnh sanh, si, sảng, duối, tùng… Để tiết kiệm chi phí, ông lặn lội đi nhiều nơi tìm hoặc mua những cây dáng đẹp, có tiềm năng tạo ra những kiểu dáng độc đáo.
Ông tìm đọc các tài liệu về kỹ thuật cắt tỉa, tạo dáng cho cây cảnh. Chỉ 3 chậu cây đặt ngay ở lối đi vào vườn, ông Thạo cười: “Đây là cây tùng cối với các thế Thác đổ, Trực văn nhân và thế Trực hoành. Làm cây cảnh cũng như làm nghệ thuật, phải biết sáng tạo, phải biết thổi hồn cho mỗi chậu cây. Nếu cây nào cũng làm theo khuôn mẫu thì khó có thể làm ra một tác phẩm đẹp…”.
Ông còn tự tay đúc ra những chậu trồng cây cảnh theo kiểu dáng, hoa văn riêng. Tùy theo hình dáng, kích thước, giá mỗi chậu khoảng từ 50 nghìn đến 2 triệu đồng. Tính riêng thu nhập từ bán chậu, có tháng ông thu về hơn 10 triệu đồng.
Từ năm 2010 đến nay, ông đã có gần 1.000 tác phẩm cây được đem bán. Mỗi cây có giá từ 500.000 đến 3 triệu đồng, có cây bán được hàng chục triệu đồng. Ông ít khi phải mang cây ra chợ bán vì đa phần khách đều tìm đến tận nhà mua.
Tại Đại hội sinh vật cảnh huyện Lạng Giang lần thứ V vừa qua, 2 tác phẩm của ông là: Cây Me và cây Sanh cổ đã vinh dự nhận giải Vàng và Bạc.
Hiện, ông là Chủ tịch Hội Sinh vật cảnh thị trấn Vôi; chủ nhiệm CLB Cây cảnh nghệ thuật Xương Giang và là thành viên tích cực của Diễn đàn Cây cảnh Việt Nam – Hội Bonsai Việt Nam và quốc tế.
Bà con muốn tìm hiểu kỹ thuật làm cây cảnh liên hệ với ông Thạo theo số điện thoại 0986.081399.
Có thể bạn quan tâm

Quỹ Hỗ trợ nông dân (HTND) của T.Ư Hội NDVN và Hội ND tỉnh Hòa Bình đang thực hiện Dự án Chăn nuôi bò sinh sản tại xã Hạ Bì, huyện Kim Bôi. Từ nguồn vốn của quỹ, nhiều hộ dân đã gia tăng được đàn trâu, bò.

Những năm qua, nghề trồng nấm ở tỉnh Ninh Bình phát triển khá mạnh, nhất là ở các huyện Yên Khánh, Yên Mô, Nho Quan. Nhờ trồng nấm nhiều hộ nông dân đã vươn lên làm giàu.

Chính phủ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ tài chính cần hỗ trợ khoảng 10.000 tỷ đồng để thu mua hết cá tra nguyên liệu của nông dân, trong đó 5.000 tỷ đồng hỗ trợ cho các doanh nghiệp chế biến cá tra xuất khẩu có nhà máy chế biến nhằm đảm bảo việc làm cho công nhân và cứu người nuôi cá.

Với giá từ 5 đến 25 triệu đồng một cây tùy kích cỡ, nhiều nhà vườn ở các huyện Hóc Môn, Củ Chi, Bình Chánh (TPHCM)… đã thu hàng trăm triệu đồng từ việc bán cau vua. Năm Nhâm Thìn (con rồng) này, các nhà vườn khẳng định cây cau vua sẽ lại lên ngôi.

Theo Chi cục Thú y Phú Yên, hiện tình trạng tôm nuôi bị nhiễm bệnh tiếp tục diễn ra tại các vùng nuôi. Thống kê trong tháng 5, toàn tỉnh có thêm 205,5 ha diện tích tôm nuôi bị nhiễm bệnh, tập trung ở TX Sông Cầu 49,5 ha, huyện Đông Hòa 151 ha, Tuy An 5 ha, nâng số diện tích tôm nuôi bị nhiễm bệnh từ đầu năm đến nay trong tỉnh lên 781 ha.