Yên Sơn Vào Vụ Mùa

Vụ mùa này, huyện Yên Sơn phấn đấu gieo cấy 5.491ha lúa trong đó trà lúa mùa sớm 355 ha, trà chính vụ 4.670ha và 466 ha trà lúa muộn tập trung tại 9 xã có ruộng dưới cốt nước 25m là: Phúc Ninh, Tứ Quận, Tân Long, Tiến Bộ, Xuân Vân, Thái Bình, Trung Môn, Thắng Quân, Kim Phú..
Để bảo đảm cho vụ mùa thắng lợi, UBND huyện đã chỉ đạo Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện (NN&PTNT), trạm khuyến nông hướng dẫn các đơn vị chủ động chuẩn bị đủ lượng lúa giống và vật tư nông nghiệp để cung cấp cho bà con các xã, thị trấn. Công tác thủy lợi cũng được huyện đặc biệt chú trọng, các xã, thị trấn đã huy động nhân dân nạo vét kênh mương nội đồng, đảm bảo tưới tiêu chủ động.
Đảm bảo sản xuất thuận lợi, đạt năng suất cao, đồng thời chủ động phòng chống thiên tai, giảm nhẹ thiệt hại, các địa phương hiện đang chủ động kiểm tra, duy trì, bảo dưỡng hệ thống đập kè, kênh mương và có phương án phòng chống thiên tai, lụt bão bất thường xảy ra trên địa bàn.
Ông Vũ Hồng Xuân, Trưởng Phòng NN&PTNT huyện Yên Sơn cho biết: Đến nay toàn huyện đã làm đất được hơn 70% diện tích ruộng cấy; lượng mạ giống đã gieo 284.900kg, trong đó lúa lai 83.200 kg, lúa thuần 201.700 kg.
Để toàn bộ diện tích cấy đúng khung thời vụ tốt nhất, phòng chỉ đạo các đơn vị phục vụ cho sản xuất nông nghiệp thực hiện cung ứng đầy đủ giống, vật tư, phân bón, thuốc trừ sâu... kết thúc gieo cấy trà chính trước ngày 15-7 và sau ngày 20-7 kết thúc gieo cấy trà lúa muộn. Các xã chủ động nguồn giống dự phòng để cấy lại trên những diện tích bị thiệt hại do thiên tai; sau ngày 10-8 những diện tích chưa gieo cấy phải chuyển sang trồng cây màu.
Trong những ngày này, trên các cánh đồng xã Chiêu Yên, bà con nông dân đang khẩn trương xuống mạ và làm đất cày, bừa, nạo vét kênh mương. Vụ mùa năm nay, xã Chiêu Yên gieo cấy 110 ha lúa, trong đó có 65 ha lúa lai, gồm Tạp giao 1, Nhị ưu 838, Việt lai 20, Nam Dương và 45 ha lúa thuần KM18, BC15, Bắc thơm số 7, Nếp N97… phấn đấu năng suất bình quân đạt 63 tạ/ha.
Ngay từ đầu tháng 5, xã đã tổ chức tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật và hướng dẫn cho bà con sử dụng giống, phân viên nén dúi sâu, thuốc trừ sâu tại 17/17 thôn xóm. Bà Phạm Thị Suối, chủ cửa hàng vật tư nông nghiệp thôn Thọ Sơn, cho biết: Để đảm bảo cung ứng đủ giống vật tư nông nghiệp cho bà con trong xã, ngay đầu tháng 5, cửa hàng đã chủ động nhập 1 tấn giống lúa các loại, 2 tấn phân nén dúi, 5 tấn phân NPK và thuốc trừ sâu.
Theo bà Đặng Thị Vi, xóm 11 xã Tân Long, bây giờ lao động ở nông thôn thiếu, chủ yếu là người già và trẻ em nên mỗi khi đến mùa vụ rất khó khăn. Nhờ áp dụng phương pháp gieo sạ, người nông dân không những giảm được khá nhiều công lao động, giống mà còn đảm bảo được khung thời vụ và đem lại năng suất cao hơn hẳn so với phương pháp cấy truyền thống.
Có thể bạn quan tâm

Những năm qua, các ngành chức năng của TP.Tam Kỳ (Quảng Nam) đã thành công trong việc nghiên cứu đưa vào sản xuất và nuôi trồng các loại cây, con có giá trị kinh tế cao. Trong đó, đầu tư nuôi heo hướng nạc là một trong những bước đột phá .

Cùng với khẩn trương thu hoạch nốt lúa xuân còn lại, hiện bà con nông dân thành phố Tuyên Quang bắt tay vào việc làm đất, gieo mạ, đắp bờ khởi động cho một vụ mùa mới thắng lợi.

Bến Tre là một trong những địa phương thực hiện tốt việc cải tạo đàn bò hướng thịt, đạt trọng lượng lớn, tỷ lệ thịt xẻ cao, chất lượng thịt ngon... Kết quả này là nhờ công tác thụ tinh nhân tạo, lai tạo ra những giống bò có giá trị kinh tế cao. Trong đó, huyện Ba Tri được xem là địa phương đi đầu cả nước trong thực hiện lai tạo, nâng cao chất lượng đàn bò…

Trong thời điểm hiện nay, giá lợn hơi xuống thấp có nhiều trang trại, hộ nuôi lợn phải “treo chuồng”. Tuy nhiên, còn có một số trang trại, hộ dân ở xã Phúc Ninh (Yên Sơn) vẫn đang duy trì, hoặc ít nhất là chưa bị thua lỗ do có “cách nuôi lợn thời giá thấp”. Gia đình chị Đỗ Thị Tươi, thôn Khuôn Thống, xã Phúc Ninh là một điển hình.

Mô hình Cánh đồng mẫu lớn (CĐML) đã và đang được triển khai rộng khắp cả nước như là một hướng đi bền vững nhất trong phát triển nền sản xuất nông nghiệp tập trung, hiện đại. Tuy nhiên, giữa việc nơi nơi đua nhau triển khai, nhân rộng, công ty nối tiếp công ty đẩy mạnh đầu tư và hàng trăm ngàn nông dân phấn khởi hưởng ứng thì nên chăng có sự nhìn nhận lại một cách tổng quan nhất về toàn bộ mô hình và sự phân chia lợi nhuận trong chuỗi sản xuất để có thể phát triển, nhân rộng theo đúng định hướng. Đây cũng là việc cần làm nhằm tái cơ cấu, đưa nền nông nghiệp Việt Nam phát triển theo hướng hiện đại, bền vững, tránh tình trạng mạnh ai nấy làm, mỗi người một kiểu và mô hình dần đi vào quy luật… thoái trào.