Yên Bái Tập Trung Phòng Chống Dịch Lở Mồm Long Móng

Theo báo cáo của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Chi cục Thú y tỉnh Yên Bái, ngày 21 tháng 4 năm 2014, trên địa bàn bản Tà Ghênh, Thào Xa Chải, Phình Ngài thuộc xã Nậm Có, huyện Mù Cang Chải có 39 con gia súc (01 con trâu, 20 con bò, 9 con dê và 9 con lợn) bị ốm, có triệu chứng lâm sàng của bệnh lở mồm long móng.
Để chủ động phòng, chống dịch có hiệu quả, không để dịch bệnh lây lan ra diện rộng, hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại có thể xảy ra cho đàn gia súc, ngày 25/4/2014, Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái đã có công điện khẩn gửi các sở: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Tài chính; UBND các huyện, thị xã, thành phố; Chi cục Thú y.
Có thể bạn quan tâm

Những năm gần đây, nhờ tận dụng lợi thế đất đai và tích cực áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất rau, quả an toàn, huyện Mỹ Đức đã có nhiều sản phẩm nông sản được gắn nhãn VietGAP như: Rau, táo, nhãn..., tạo tiền đề để địa phương phát triển nông nghiệp theo hướng hàng hóa, bền vững.

Theo thông tin từ Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Đức Cơ (Gia Lai), đến thời điểm này, diện tích cây hồ tiêu trồng mới trên địa bàn huyện là 150 ha, nâng tổng diện tích cây hồ tiêu trên toàn huyện lên 320 ha.

Nhờ áp dụng khoa học - kỹ thuật và mạnh dạn chuyển đổi cây trồng từ cây cho năng suất kém, hiệu quả không cao sang trồng loại cây có giá trị kinh tế là một trong những giải pháp giúp nông dân vươn lên phát triển kinh tế gia đình. Anh Trương Văn Hùng ở ấp Sở Nhì, xã Thanh Bình (Hớn Quản, Bình Phước) là một trong những nông dân thành công với giải pháp này.

Theo Bộ NNPTNT, khối lượng tiêu xuất khẩu 7 tháng từ đầu năm đã tăng 22,8% về lượng so với cùng kỳ năm ngoái. Tuy nhiên, trong 5 tháng còn lại của năm 2013, dự báo nguồn cung hồ tiêu sẽ rất căng thẳng.

Khác với hầu hết các loài động vật khác, chim đà điểu không những có hình dáng bên ngoài “khổng lồ” mà những quả trứng của nó cũng rất to lớn. Chính điều này đã cuốn hút được nhiều du khách mỗi khi đến tham quan khu vực trại nuôi đà điểu.