Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Ý nghĩa thiết thực từ các chính sách hỗ trợ chăn nuôi

Ý nghĩa thiết thực từ các chính sách hỗ trợ chăn nuôi
Ngày đăng: 15/07/2015

Sử dụng nguồn lực đầu tư từ ngân sách Nhà nước, các chương trình mục tiêu, dự án hỗ trợ...; cùng với sự cố gắng vươn lên thoát nghèo của nhân dân góp phần làm giảm tỷ lệ hộ nghèo từ 54% năm 2010 xuống còn 19% năm 2015, bình quân mỗi năm giảm 7%, đạt 144% so với Nghị quyết; mức sống của người dân dần nâng lên. Trong đó, việc quan tâm đầu tư thực hiện chủ trương tăng trưởng mạnh đàn gia súc cũng là một trong những chính sách đem lại hiệu quả giảm nghèo ở đây.

Để hỗ trợ người dân nghèo phát triển đàn gia súc, huyện đã ban hành Chương trình số 04-CTr/HU năm 2011 “Về phát triển đàn đại gia súc giai đoạn 2011 – 2015”. Theo đó, các cơ chế hỗ trợ phát triển đàn đại gia súc như: Hỗ trợ trồng cỏ; hỗ trợ lãi suất cho các hộ có nhu cầu vay vốn phát triển chăn nuôi; hỗ trợ kinh phí cho nhân dân thực hiện thụ tinh nhân tạo bò; hỗ trợ chăn nuôi theo hướng hàng hóa... được triển khai rộng rãi đến nhân dân. Đặc biệt, chương trình đầu tư chăn nuôi lợn có thu hồi gắn với xây bể biogas; đầu tư có thu hồi ở các xã Quản Bạ, Thanh Vân, Quyết Tiến, Đông Hà... trở thành nguồn lực giúp nhiều hộ thoát nghèo trở thành khá giả. Từ đó, góp phần nâng tỷ trọng ngành chăn nuôi chiếm 20,9% cơ cấu kinh tế nông nghiệp. Đến nay, tổng đàn đại gia súc ước đạt 18.770 con, gồm: Số lượng đàn trâu là 6.968 con; đàn bò là 11.802 con; đàn lợn có 44.470 con. Theo Trưởng phòng Nông nghiệp huyện, Phạm Ngọc Pha cho biết: “Đàn gia súc của huyện từ đầu nhiệm kỳ đến nay về cơ bản đạt tốc độ tăng trưởng từ 5,5 – 6%/năm. Để có được thành quả đó, huyện đã tập trung vào mấy giải pháp cơ bản như: Cải tạo đàn bò bằng cách thụ tinh nhân tạo và trồng cỏ thâm canh, trung bình mỗi đầu bò có khoảng 1.500m2 cỏ là đạt tiêu chuẩn. Ngoài ra, huyện còn thực hiện hỗ trợ việc chuyển đổi đất trồng ngô kém hiệu quả sang trồng cỏ nuôi bò để tập trung sản xuất theo hướng thâm canh”.

Để phát triển đàn gia súc, huyện cũng gặp phải một số khó khăn như thời tiết, khí hậu ở vùng cao không thuận lợi, về mùa đông nhiệt độ thường xuống rất thấp, hay xảy ra hiện tượng rét đậm, rét hại, thiếu cỏ ảnh hưởng đến việc phát triển đàn trâu, bò. Ngoài ra, nguồn vốn đầu tư lớn cũng là một hạn chế đối với những hộ dân ở đây. Giải quyết những vấn đề trên, huyện đã thành lập Ban chỉ đạo phòng, chống đói rét cho gia súc; hướng dẫn người dân cách phòng, chống rét, dự trữ thức ăn cho gia súc bằng cách ủ chua nên đã cơ bản khắc phục những hạn chế trên. Về giải quyết nguồn vốn đầu tư, huyện đã phối hợp với các ngân hàng như: Ngân hàng Nông nghiệp&PTNT, Ngân hàng Chính sách Xã hội... tạo điều kiện cho người dân vay vốn. Đồng thời, vận dụng các cơ chế, chính sách của tỉnh và huyện sử dụng nguồn kinh phí được giao hỗ trợ cho người dân có nguồn vốn phát triển chăn nuôi bằng hình thức đầu tư có thu hồi. Ví dụ, năm 2015 đã đầu tư hơn 2,4 tỷ đồng hỗ trợ vốn cho người dân chăn nuôi bò sinh sản; nuôi bò vỗ béo... có thu hồi. Ngoài ra, huyện còn tiếp cận các nguồn hỗ trợ khác từ các tập đoàn, doanh nghiệp như Tập đoàn Viettel, năm 2015 đã nhận hỗ trợ 339 con bò cho người dân các xã biên giới. Qua đó, người dân đã được hưởng lợi từ các chính sách hỗ trợ chăn nuôi, nhiều gia đình phát triển được đàn gia súc, vươn lên thoát nghèo bền vững.


Có thể bạn quan tâm

Nông Dân Tích Cực Chăm Sóc Dưa Hấu Tết Nông Dân Tích Cực Chăm Sóc Dưa Hấu Tết

Hiện nay, nông dân trồng dưa hấu phục vụ Tết Nguyên đán trên địa bàn tỉnh đang ra sức chăm sóc những rẫy dưa với hy vọng có được vụ mùa bội thu. Qua khảo sát, trong vụ dưa hấu tết năm nay đa phần nông dân đều lựa chọn trồng giống dưa chất lượng cao, thẩm mỹ đẹp và được thị trường ưa chuộng.

13/02/2015
Làm Trang Trại Xanh Làm Trang Trại Xanh

Ông Phan Văn Minh, chủ trang trại trồng các loại đặc sản quýt đường, cam xoàn, sầu riêng, măng cụt tại ấp 4, xã Phú Lý (huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai) là một nông dân có nhiều ý tưởng mới vì không ngại thử nghiệm những mô hình mới và là người đam mê sáng chế, tự cải tiến, chế tạo nhiều máy móc, dụng cụ trong nông nghiệp.

13/02/2015
Người Chinh Phục Cây Cam Miền Tây Trên Đất Đại Lào (Lâm Đồng) Người Chinh Phục Cây Cam Miền Tây Trên Đất Đại Lào (Lâm Đồng)

Chúng tôi tìm đến nhà anh Lê Hoàng Minh vào một buổi chiều, đúng lúc anh đang tất bật hái cam để kịp giao cho khách hàng. Đập vào mắt chúng tôi là một vườn cam sành rộng 1,5ha xanh tốt, trĩu quả. Khoảng nửa tháng nay, ngoài những thành viên trong gia đình, anh Minh còn phải thuê thêm 2 lao động cùng hái và đóng gói cam. Vừa hái những trái cam chín mọng, anh Minh vui vẻ nói: “Đây là năm thứ 2 vườn cam nhà tôi cho thu hoạch.

13/02/2015
Nông Dân Trồng Thanh Long Đăng Ký Đổi Gần 30.000 Đèn Tròn Sợi Đốt Sang Đèn Compact Tiết Kiệm Điện Nông Dân Trồng Thanh Long Đăng Ký Đổi Gần 30.000 Đèn Tròn Sợi Đốt Sang Đèn Compact Tiết Kiệm Điện

Ngày 5/2/2015 Công ty Điện lực Tiền Giang phối hợp UBND huyện Chợ Gạo tổ chức Hội nghị sơ kết chương trình "Hỗ trợ nông dân trồng thanh long đổi đèn tròn sợi đốt bằng đèn Compact tiết kiệm điện". Chương trình do Công ty Điện lực Tiền Giang phối hợp Hội Nông dân tỉnh và Tỉnh đoàn Tiền Giang thực hiện.

13/02/2015
Nhiều Trái Cây “Độc” Cháy Hàng Nhiều Trái Cây “Độc” Cháy Hàng

Tuy nhiên, do thời tiết không thuận lợi nên chỉ thu hoạch được khoảng 500 trái bưởi “bàn tay Phật” đạt tiêu chuẩn, với giá bán 1,2 triệu đồng/cặp. Do số lượng quá ít, nên mấy ngày nay rất nhiều khách hàng từ TPHCM, Hà Nội, Đà Nẵng, Cần Thơ… hỏi mua, nhưng loại bưởi “độc” này không còn hàng để bán.

13/02/2015