Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Ý nghĩa thiết thực từ các chính sách hỗ trợ chăn nuôi

Ý nghĩa thiết thực từ các chính sách hỗ trợ chăn nuôi
Ngày đăng: 15/07/2015

Sử dụng nguồn lực đầu tư từ ngân sách Nhà nước, các chương trình mục tiêu, dự án hỗ trợ...; cùng với sự cố gắng vươn lên thoát nghèo của nhân dân góp phần làm giảm tỷ lệ hộ nghèo từ 54% năm 2010 xuống còn 19% năm 2015, bình quân mỗi năm giảm 7%, đạt 144% so với Nghị quyết; mức sống của người dân dần nâng lên. Trong đó, việc quan tâm đầu tư thực hiện chủ trương tăng trưởng mạnh đàn gia súc cũng là một trong những chính sách đem lại hiệu quả giảm nghèo ở đây.

Để hỗ trợ người dân nghèo phát triển đàn gia súc, huyện đã ban hành Chương trình số 04-CTr/HU năm 2011 “Về phát triển đàn đại gia súc giai đoạn 2011 – 2015”. Theo đó, các cơ chế hỗ trợ phát triển đàn đại gia súc như: Hỗ trợ trồng cỏ; hỗ trợ lãi suất cho các hộ có nhu cầu vay vốn phát triển chăn nuôi; hỗ trợ kinh phí cho nhân dân thực hiện thụ tinh nhân tạo bò; hỗ trợ chăn nuôi theo hướng hàng hóa... được triển khai rộng rãi đến nhân dân. Đặc biệt, chương trình đầu tư chăn nuôi lợn có thu hồi gắn với xây bể biogas; đầu tư có thu hồi ở các xã Quản Bạ, Thanh Vân, Quyết Tiến, Đông Hà... trở thành nguồn lực giúp nhiều hộ thoát nghèo trở thành khá giả. Từ đó, góp phần nâng tỷ trọng ngành chăn nuôi chiếm 20,9% cơ cấu kinh tế nông nghiệp. Đến nay, tổng đàn đại gia súc ước đạt 18.770 con, gồm: Số lượng đàn trâu là 6.968 con; đàn bò là 11.802 con; đàn lợn có 44.470 con. Theo Trưởng phòng Nông nghiệp huyện, Phạm Ngọc Pha cho biết: “Đàn gia súc của huyện từ đầu nhiệm kỳ đến nay về cơ bản đạt tốc độ tăng trưởng từ 5,5 – 6%/năm. Để có được thành quả đó, huyện đã tập trung vào mấy giải pháp cơ bản như: Cải tạo đàn bò bằng cách thụ tinh nhân tạo và trồng cỏ thâm canh, trung bình mỗi đầu bò có khoảng 1.500m2 cỏ là đạt tiêu chuẩn. Ngoài ra, huyện còn thực hiện hỗ trợ việc chuyển đổi đất trồng ngô kém hiệu quả sang trồng cỏ nuôi bò để tập trung sản xuất theo hướng thâm canh”.

Để phát triển đàn gia súc, huyện cũng gặp phải một số khó khăn như thời tiết, khí hậu ở vùng cao không thuận lợi, về mùa đông nhiệt độ thường xuống rất thấp, hay xảy ra hiện tượng rét đậm, rét hại, thiếu cỏ ảnh hưởng đến việc phát triển đàn trâu, bò. Ngoài ra, nguồn vốn đầu tư lớn cũng là một hạn chế đối với những hộ dân ở đây. Giải quyết những vấn đề trên, huyện đã thành lập Ban chỉ đạo phòng, chống đói rét cho gia súc; hướng dẫn người dân cách phòng, chống rét, dự trữ thức ăn cho gia súc bằng cách ủ chua nên đã cơ bản khắc phục những hạn chế trên. Về giải quyết nguồn vốn đầu tư, huyện đã phối hợp với các ngân hàng như: Ngân hàng Nông nghiệp&PTNT, Ngân hàng Chính sách Xã hội... tạo điều kiện cho người dân vay vốn. Đồng thời, vận dụng các cơ chế, chính sách của tỉnh và huyện sử dụng nguồn kinh phí được giao hỗ trợ cho người dân có nguồn vốn phát triển chăn nuôi bằng hình thức đầu tư có thu hồi. Ví dụ, năm 2015 đã đầu tư hơn 2,4 tỷ đồng hỗ trợ vốn cho người dân chăn nuôi bò sinh sản; nuôi bò vỗ béo... có thu hồi. Ngoài ra, huyện còn tiếp cận các nguồn hỗ trợ khác từ các tập đoàn, doanh nghiệp như Tập đoàn Viettel, năm 2015 đã nhận hỗ trợ 339 con bò cho người dân các xã biên giới. Qua đó, người dân đã được hưởng lợi từ các chính sách hỗ trợ chăn nuôi, nhiều gia đình phát triển được đàn gia súc, vươn lên thoát nghèo bền vững.


Có thể bạn quan tâm

Băn Khoăn Chuyện Xử Lý Ô Nhiễm Trên Sông Chà Và Băn Khoăn Chuyện Xử Lý Ô Nhiễm Trên Sông Chà Và

Trước tình trạng cá chết hàng loạt trên sông Chà Và gây nhiều thiệt hại cho các hộ nuôi cá lồng bè, ngày 10-4, Thường trực HĐND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã tổ chức cuộc họp với các sở, ngành để đánh giá thực trạng về tình hình thực hiện quy hoạch nuôi trồng thủy sản, khai thác cát trái phép và vấn đề ô nhiễm môi trường trên sông Chà Và.Cuộc họp đã đưa ra nhiều kiến nghị, đề xuất, giải pháp khắc phục, xử lý nhưng vẫn còn nhiều băn khoăn.

17/04/2014
Thành Triệu Phú Nhờ Nuôi Ếch Thành Triệu Phú Nhờ Nuôi Ếch

Hiện nay, ở các tỉnh Nam Ðịnh, Thái Bình, Tiền Giang... một số hộ đi tiên phong và đã thành công khi chọn nghề nuôi ếch giống Thái-lan để tăng thu nhập gia đình. Ðây là mô hình khá phù hợp với những nông dân ít đất sản xuất, thời gian nuôi ngắn nên đồng vốn xoay vòng nhanh và có thể kết hợp thả cá trong ao.

17/04/2014
3 Tháng Đầu Năm Sản Lượng Nuôi Trồng Thủy Sản Giảm 3 Tháng Đầu Năm Sản Lượng Nuôi Trồng Thủy Sản Giảm

Theo báo cáo của Bộ NN&PTNT tổng sản lượng nuôi trồng thủy sản tháng 3 của cả nước ước đạt 176 ngàn tấn, tăng 0,3% so với cùng kì năm trước, đưa tổng sản lượng nuôi trồng thủy sản 3 tháng đầu năm đạt 499 ngàn tấn, giảm 0,2% so với cùng kỳ.

17/04/2014
Tàu Đầy Cá, Ngư Dân Vẫn Lỗ Tàu Đầy Cá, Ngư Dân Vẫn Lỗ

“Tôi phải năn nỉ mãi, bên thu mua mới tăng thêm 200 đồng/kg cá sơn. Vậy mà chuyến biển vẫn lỗ gần 30 triệu đồng”, anh Nguyễn Út (ngụ Sa Huỳnh, Quảng Ngãi), chủ tàu giã cào đôi QNg 947… TS than thở khi vừa bán xong hai tàu cá tại Cảng cá Thọ Quang (Đà Nẵng).

17/04/2014
Nuôi Tôm Càng Xanh Cho Hiệu Quả Kinh Tế Cao Nuôi Tôm Càng Xanh Cho Hiệu Quả Kinh Tế Cao

Ông Nguyễn Minh Khoa, Phó trưởng Trạm Thủy sản huyện Cao Lãnh cho biết, toàn huyện hiện có 124ha nuôi tôm, sản lượng thu hoạch 234 tấn, năng suất khoảng 1,8 tấn/ha. Riêng xã Nhị Mỹ có tổng điện tích 118ha, sản xuất 2 năm 3 vụ. Được sự hướng dẫn của các ngành chuyên môn, vụ tôm hiện tại đạt năng suất đạt khoảng 1,8 tấn/ha, lợi nhuận gấp 4 đến 5 lần so với trồng lúa”.

17/04/2014