Xuống giống sớm né rầy mặn

Ông Lê Thanh Tùng (ảnh), Phó phòng phụ trách vùng Nam bộ (Cục Trồng trọt) cho hay, theo kinh nghiệm năm nào lũ nhỏ ĐBSCL lại chịu cảnh xâm nhập mặn sớm và sâu vào nội đồng.
Do vậy cần bố trí lịch thời vụ xuống giống sớm để "né" rầy và mặn.
Theo ông Tùng, nước lũ nhỏ thì dịch bệnh và tàn dư của vụ trước khó bị tiêu diệt mà để lại sang vụ sau rất dễ bộc phát thành dịch hại.
Cần chủ động phòng trừ đồng loạt nhằm giảm chi phí.
Nông dân sẽ tăng 1 - 2 lần phun thuốc diệt cỏ, 2 lần phun thuốc trừ dịch hại, lượng phân bón cũng tăng...
nên chi phí SX tăng khoảng 30%.
Theo dự báo mùa khô sẽ thiếu nước SX nông nghiệp, ông có khuyến cáo gì?
Mùa khô năm nay sẽ thiếu 20 - 40% lượng nước tưới, trong đó ĐBSCL chịu ảnh hưởng nhiều nhất.
Vụ lúa ĐX 2015-2016 toàn vùng dự kiến xuống giống hơn 1,6 triệu ha.
Mặn xâm nhập sâu vào nội đồng khoảng 25 km từ bờ biển trở vào thì ĐBSCL sẽ bị ảnh hưởng trực tiếp 160.000 ha lúa ĐX.
Vì vậy cần xuống giống sớm trước khi mặn xâm nhập.
Vùng thượng lưu có 600.000 ha ở trong vùng ngập lũ, nếu không xuống giống sớm thì sẽ khô hạn, cỏ dại, dịch bệnh xảy ra càng nguy hại hơn.
Việc xuống giống sớm để thích nghi tình hình khô hạn là điều cần thiết, tuy nhiên các địa phương cố gắng xuống giống trong tháng 10 dương lịch, cho dù năng suất lúa sẽ không đạt theo ý muốn.
Tuy nhiên nhìn tổng thể, các tỉnh ĐBSCL vẫn chấp nhận phương án xuống giống sớm trong tháng 10, chấp nhận sản lượng giảm đi một phần.
Còn nếu không bố trí lịch xuống giống xuống sớm thì khả năng cứu lúa cho vùng hạ lưu bị xâm nhập mặn và cứu lúa cho vùng thượng lưu thiếu nước đầu vụ, số tiền sẽ nhiều hơn, nông dân sẽ vất vả hơn.
Xuống giống sớm để né mặn, tránh thiếu nước trong các giai đoạn sinh trưởng của cây lúa ở các vùng sinh thái khác nhau nhằm tiết kiệm chi phí, đảm bảo năng suất.
Tình hình xuống giống vụ ĐX ra sao, thưa ông?
Thông thường lịch xuống giống hàng năm theo khuyến cáo của ngành Trồng trọt vào nửa cuối tháng 11 và nửa cuối tháng 12, tức là khoảng 20/11 trở đi gọi là chính vụ, để lúa trổ bông và thời điểm thích nghi nhất của biên độ nhiệt.
Đặc biệt, trong năm nay buộc phải xuống giống vào giữa tháng 10 dương lịch trở đi.
Hàng năm lịch xuống giống trong tháng 10 là khoảng 120.000 ha, riêng.
Năm nay Cục Trồng trọt khuyến cáo các địa phương xuống giống đạt 300.000 ha trong tháng này.
Trong đó ít nhất có 100.000 ha vùng hạ lưu và 60.000 ha ở vùng thượng lưu.
Thông thường hàng năm có lũ vào tháng 11 và 12, cả vùng chỉ xuống giống 550.000 ha, riêng năm nay trong tháng 11 phấn đấu xuống giống đạt 650.000 ha. Theo đó, tháng 10 và 11 sẽ xuống giống nhiều hơn hàng năm khoảng 300.000 ha.
Như vậy, SX lúa sẽ đảm bảo an toàn đủ nước cho vùng thượng lưu và không bị xâm nhập mặn cho vùng hạ lưu.
Trong cuối tháng 12 và sang tháng giêng tiếp tục xuống giống, dĩ nhiên diện tích sẽ ít hơn, đa phần những diện tích xuống giống sau thường nằm ở giữa vùng sông Tiền và sông Hậu, vì đây là vùng không thiếu nước hay xâm nhập mặn xảy ra như một phần ở Đồng Tháp, Cần Thơ, Vĩnh Long và Trà Vinh, có thể đảm bảo năng suất lúa tốt nhất.
Xin cảm ơn ông!
Có thể bạn quan tâm

Thời tiết mưa, nắng thất thường trong những ngày qua là điều kiện thuận lợi cho sự xuất hiện của nhiều loại dịch bệnh trên các vườn cây cao su, trong đó nguy hiểm nhất là bệnh rụng lá mùa mưa (Corynespora). Công tác phòng chống loại dịch bệnh này tại các địa phương cũng đang gặp nhiều khó khăn do thời tiết mưa nhiều và kéo dài trong ngày.

Những ngày qua, người trồng mít ở huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang và các địa phương lân cận lao đao vì giá bán mít xuống thấp so với từ trước đến nay. Nguyên nhân ban đầu được xác định là do tin đồn thất thiệt về việc nhà vườn thu hoạch mít non xử lí thuốc cho mau chín bán ra thị trường.

Được hình thành và phát triển cách đây hơn 4 năm, đến nay công tác xây dựng và quản lý hoạt động của các tổ quản lý cộng đồng (QLCĐ) trong nuôi trồng thủy sản tại các vùng nuôi của TX Sông Cầu (Phú Yên) vẫn không ngừng phát huy vai trò, nâng cao hiệu quả bằng những hình thức hoạt động mới hơn, sáng tạo hơn nhằm thu hút bà con ngư dân ở những vùng nuôi thủy sản

Các doanh nghiệp khai thác, chế biến mủ cao su trong tỉnh đang lo lắng vì sản lượng khai thác và giá cao su xuất khẩu đang giảm mạnh, chỉ bằng 70-80% so với cùng kỳ năm trước. Theo nhận định của các doanh nghiệp cao su, tình trạng rớt giá sẽ còn tiếp diễn trong thời gian tới, bởi nguồn cung cao su trên thế giới đang gia tăng.

Giá tôm đang tăng do nhu cầu nhập khẩu của một số thị trường tăng. Việt Nam khắc phục được dịch bệnh gây hiện tượng tôm chết hàng loạt là những yếu tố khiến các doanh nghiệp xuất khẩu tôm kỳ vọng nhiều hơn vào kết quả kinh doanh 6 tháng cuối năm.