Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Xúc Tiến Tiêu Thụ Vải Ở Singapore

Xúc Tiến Tiêu Thụ Vải Ở Singapore
Ngày đăng: 21/06/2014

Để giải quyết đầu ra cho trái vải và nhiều loại nông sản khác, Bộ Công thương đang xúc tiến quảng bá tìm đầu ra cho nông sản tại Singapore, Lào, Campuchia...-

Ông Hoàng Minh Tuấn - vụ trưởng Vụ Thương mại miền núi và mậu dịch biên giới Bộ Công thương - nói:

- Chúng ta đã có ban chỉ đạo thương mại biên giới. Hiện đang có ba cửa khẩu có thể xuất khẩu vải sang biên giới với Trung Quốc là Lào Cai, Lạng Sơn, Hà Giang thì ban chỉ đạo đều đã có điều phối, chỉ đạo nhằm không để xảy ra tình trạng ách tắc, có thể ảnh hưởng đến tiêu thụ vải của nông dân. Hiện khả năng ách tắc là không có. Vấn đề chỉ là làm sao tiêu thụ được vải cho nông dân.

* Không chỉ quả vải, nhiều mặt hàng nông sản cũng bị tắc đầu ra, các bộ ngành đã làm gì để giúp nông dân?

- Thời gian qua Bộ Công thương, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn cùng UBND các tỉnh có liên quan quả vải đã tổ chức các đoàn đi xúc tiến thương mại cho quả vải ở các tỉnh phía Nam cũng như các tỉnh của Trung Quốc có biên giới giáp với Việt Nam.

Kết quả thu được khá thiết thực. Một số hợp đồng đã được ký kết. Hiện nay, chúng tôi liên tục nắm tình hình thì thấy đã có nhiều thương nhân Trung Quốc đặt hàng hơn, quay lại mua vải của nông dân.

Theo tôi, tình hình tiêu thụ vải đã khả quan hơn đầu vụ. Lúc đầu, phía Trung Quốc đặt hàng giảm, họ có nghi ngại, nhưng sau đó phía Việt Nam đã có tuyên truyền, nói rõ chủ trương, chính sách của Việt Nam. Các địa phương hai bên cũng đã làm việc với nhau.

Họ thấy ta vẫn tạo điều kiện cho thương nhân Trung Quốc vào  mua đúng quy định. Nên nay theo chúng tôi ghi nhận, hầu hết thương lái nếu trước đây từng quan hệ địa phương trồng vải rồi thì năm nay họ sẽ tiếp tục hoạt động.

* Đã có rất nhiều khuyến cáo cần phải đa dạng hóa thị trường, tránh phụ thuộc quá lớn vào thị trường Trung Quốc, việc này đã được triển khai như thế nào, thưa ông?

- Tất nhiên, Bộ Công thương và Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn đều có hướng đa dạng hóa thị trường, tránh phụ thuộc vào một thị trường, như Trung Quốc. Chúng tôi đang phát triển thị trường tiêu thụ quả vải, nông sản sang Lào, Campuchia, Singapore cũng như các nước khác... Chúng ta đang xúc tiến tích cực. Vừa rồi, Việt Nam đã giới thiệu vải sang Singapore.

Các thương vụ Việt Nam đang làm việc với các doanh nghiệp nước ngoài và báo cáo về rằng nông sản, quả vải của Việt Nam đã được đưa vào các hội chợ triển lãm ở nước bạn. Việc này từng bước sẽ đem lại hiệu quả, không thể ngay lập tức. Tuy nhiên, điều quan trọng là chính qua khó khăn vừa rồi, khi xuất hiện lo lắng về khả năng tiêu thụ của một thị trường, thì bản thân các doanh nghiệp cũng đã bắt đầu tự đi tìm thị trường mới.

Về lâu dài là phải đầu tư vào khâu bảo quản, chế biến. Nếu không, cứ đúng vụ, như dưa hấu ta được mùa lớn, thì mỗi ngày có tới hơn 1.000 xe chở lên cửa khẩu sẽ không nơi nào có thể đáp ứng được. Chúng ta không thể hoạch định được mùa vụ.

Vấn đề là quy hoạch, bảo quản, chế biến. Vải ta chủ yếu xuất khẩu tươi, nếu được đóng hộp hoặc vải khô thì có thể có thị trường tiêu thụ tốt hơn, thời gian tiêu thụ lâu hơn, tránh được tình trạng dồn ứ vào đúng vụ. Cái này Việt Nam đã làm rồi nhưng cần làm tốt hơn và không phải chỉ cơ quan nhà nước mà làm được.

Ngoài ra, kinh nghiệm cho thấy nếu doanh nghiệp ký được hợp đồng xuất khẩu chính ngạch thì giá sẽ tốt hơn, tránh được bấp bênh. Theo tiểu ngạch, hay còn gọi là biên mậu, giữa thương nhân Việt Nam và Trung Quốc cũng có hình thức ký hợp đồng. Thực tế, những trường hợp nông dân Việt Nam ký được hợp đồng và thương nhân Trung Quốc có tham gia quá trình trồng thì những loại vải đó tiêu thụ tốt.

Nên vấn đề quan trọng hàng đầu là bản thân thương nhân Việt Nam cũng cần tăng cường kinh doanh theo hình thức ký hợp đồng. Bà con nông dân cũng cần tăng chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm đáp ứng các tiêu chuẩn... Đây là yếu tố quan trọng giúp nông sản Việt Nam có thể tiếp cận được nhiều thị trường và giảm những rủi ro về giá, tiêu thụ...


Có thể bạn quan tâm

Diện Tích Cây Ăn Quả Ở Hậu Giang Tăng 14.415 Ha Diện Tích Cây Ăn Quả Ở Hậu Giang Tăng 14.415 Ha

Theo ngành nông nghiệp tỉnh Hậu Giang, do hiệu quả kinh tế cao cộng với khai thác được các lợi thế về khí hậu, đất đai và lao động cùng với chủ trương chuyển đổi cây trồng, trong những năm qua, tỉnh đã tập trung chỉ đạo thực hiện chương trình phát triển cây có múi sạch bệnh và cây ăn trái đặc sản, trong đó có các cây trồng thế mạnh như: bưởi Năm Roi, cam mật, cam sành, quít đường, xoài cát Hòa Lộc…

14/07/2014
Tuyên Quang Tổng Kết Mô Hình Nuôi Cá Rô Phi Tuyên Quang Tổng Kết Mô Hình Nuôi Cá Rô Phi

Trung tâm Khuyến nông tỉnh vừa tổng kết mô hình nuôi cá rô phi đơn tính xã Năng Khả (Nà Hang. Mô hình được Trung tâm Khuyến nông tỉnh triển khai tại thôn Nà Reo, quy mô 1 ha với 5 hộ tham gia, thực hiện từ tháng 5 đến hết tháng 11-2014 với tổng kinh phí hơn 193 triệu đồng.

04/12/2014
Bình Thuận Cấm Bẫy Tôm Hùm Con Nhiều Đối Tượng Vẫn Cố Tình Chống Đối Bình Thuận Cấm Bẫy Tôm Hùm Con Nhiều Đối Tượng Vẫn Cố Tình Chống Đối

Hiện đang bắt đầu vào mùa bẫy tôm hùm con. Trên địa bàn thành phố Phan Thiết, nhiều ngư dân đã tiến hành đặt bẫy tại các vùng biển ven bờ. Mặc dù Chỉ thị 01 năm 2012 của UBND tỉnh Bình Thuận về quản lý bẫy, bắt tôm hùm con đã cấm bẫy, bắt tôm hùm con từ ngày 1/3 đến 30/9 hàng năm, đồng thời cấm đặt bẫy tại các bãi tắm trước các khu du lịch, các bãi tắm cộng đồng, các khu neo đậu tàu thuyền; các vùng cửa sông, cửa biển và các luồng tuyến giao thông đường thủy tàu thuyền thường xuyên qua lại.

04/12/2014
Long An Thả Gần 1000 Kg Cá Xuống Sông Vàm Cỏ Đông Long An Thả Gần 1000 Kg Cá Xuống Sông Vàm Cỏ Đông

Ngày 11/7/2014, tại thị trấn Đông Thành, huyện Đức Huệ, tỉnh Long An, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh tổ chức thả gần 1.000 kg cá các loại như cá lóc, cá chép, cá rô,… xuống môi trường tự nhiên trên sông Vàm Cỏ Đông.

15/07/2014
Mùa Đánh Bắt Cá Đồng Ra Sông Mùa Đánh Bắt Cá Đồng Ra Sông

Theo các chủ dựa cá ở chợ ấp 5, nước lũ đầu nguồn đang rút nhanh, số lượng cá đổ ra sông khu vực xã Vĩnh Xương rất nhiều, hàng ngày có nhiều xuồng, ghe lớn nhỏ của các ngư dân tham gia đánh bắt, chủ yếu là cá linh, mè vinh, cá dãnh, cá ét, cá chốt… có giá từ 5.000 đến 15.000đ/kg.

04/12/2014