Xúc tiến phát triển nghề nuôi và kinh doanh cá rô phi thương phẩm

Cá rô phi là một trong những sản phẩm thủy sản được tiêu thụ nhiều nhất trên thế giới, được nhập khẩu nhiều vào Mỹ, Mexico, Nga, châu Âu và một số quốc gia khác. Đây là đối tượng nuôi tiềm năng do kỹ thuật nuôi đơn giản, chi phí thấp. Diện tích vùng nuôi lớn, nguồn nước thích hợp, có thể kết hợp với các đối tượng nuôi khác giúp đa dạng mô hình nuôi.
Tuy nhiên, khó khăn hiện nay là nguồn giống cá rô phi không đảm bảo, chất lượng con giống lẫn cá bố mẹ thấp. Người nuôi thiếu chi phí đầu tư, giá thành đầu ra thấp và không ổn định, chủ yếu tiêu thụ nội địa. Để nghiên cứu phát triển nghề nuôi cá rô phi thương phẩm, Trường Đại học Cần Thơ đang phối hợp với Công ty KBOR (Hàn Quốc) triển khai mô hình cá rô phi trong ao và vèo tại Công ty Cổ phần Chế biến thực phẩm Sông Hậu (Sohafood) với kết quả bước đầu khá khả quan.
Theo ý kiến của các chuyên gia tại hội thảo, ĐBSCL có nhiều điều kiện để nuôi cá rô phi thương phẩm phục vụ tiêu thụ nội địa và xuất khẩu. Đặc biệt, ngày 9-10-2014, Tổng cục Thủy sản đã có Quyết định số 2714/TCTS-NTTS “Về nuôi và sản xuất giống cá rô phi” nhằm khuyến khích phát triển đối tượng nuôi này. Để phát triển ngành hàng cá rô phi, các chuyên gia đề xuất các giải pháp về tổ chức tập huấn cho cán bộ kỹ thuật ở địa phương. Các địa phương cần làm tốt công tác khuyến ngư, tái cấu trúc và qui hoạch đất, vùng nuôi trồng thủy sản trong đó có đối tượng nuôi là cá rô phi. Song song đó, cần đẩy mạnh xúc tiến thương mại và thị trường tiêu thụ cá rô phi trên cơ sở tăng cường chức năng và nhiệm vụ của các hiệp hội nuôi trồng thủy sản và các bên có liên quan.
Có thể bạn quan tâm

Chiều 24.7, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNNVN) phối hợp với UBND tỉnh và Ngân hàng BIDV tổ chức Hội nghị “Triển khai chính sách tín dụng quy định tại Nghị định 67/2014/NĐ-CP ngày 7.7.2014 của Chính phủ” về một số chính sách phát triển thủy sản.

Mùa sau nên trồng gì để “được mùa - tốt giá”, làm cách nào để nâng cao chất lượng sản phẩm, đủ chuẩn xuất khẩu, thương lái và các doanh nghiệp hỗ trợ thu mua giá cao, không phụ thuộc vào thương lái Trung Quốc? Những câu hỏi thường trực đó rất nhiều nông dân phải xoay xở giải đáp khi chuẩn bị bắt tay vào vụ mùa kế tiếp ngay khi tình hình xuất khẩu nông sản từ đầu năm đến nay còn gặp nhiều khó khăn…

Đầu tư hơn 50 triệu đồng chi phí giống và vật tư ban đầu, sau hơn 2 năm trồng thử nghiệm, đến nay vườn thanh long ruột đỏ của gia đình bà Lê Thị Nguyệt, ở khu phố 3, phường 1, thị xã Quảng Trị đã bắt đầu cho thu hoạch với năng suất, sản lượng cao. Bà Nguyệt ước tính dự kiến vụ này sẽ thu về gần một tấn quả, lợi nhuận từ loại cây trồng kinh tế này mang lại cho gia đình nguồn thu đáng kể.

Hiện một ký cá, tôm phải chịu gần 10 loại phí khác nhau trước khi lên tàu xuất khẩu đi các thị trường - đó là ý kiến phản ánh của Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (Vasep) trong công văn gửi Bộ Công thương.

Mấy ngày này, đi từ hướng thành phố Tây Ninh về Bến Cầu, vừa qua cầu Gò Chai chừng trăm mét, nhìn hướng tay phải tỉnh lộ 786, nhiều người thấy một vùng xanh um điên điển, lại thấy lấp loá ánh vàng của những chùm hoa vừa nở. Nếu để ý kỹ, người qua đường sẽ thấy vùng điên điển này gồm nhiều hàng thẳng tắp, như được trồng tỉa chứ không phải mọc tự nhiên trong mùa nước nổi như một số nơi khác.