Xuất khẩu cá tra năm 2015 có thể giảm 4%

Thị trường XK khó khăn trong khi các quy định về đăng ký XK, tỷ lệ mạ băng trong Nghị định số 36/2014/NĐ-CP của Chính phủ chưa được tháo gỡ, do đó giá trị XK cá tra năm 2015 có thể chỉ đạt khoảng 1,7 tỷ USD, giảm 4% so với cùng kỳ năm 2014.
Ngay từ đầu năm 2015, sau khi Bộ Thương mại Mỹ (DOC) công bố kết quả thuế chống bán phá giá lần thứ 10 (POR10) với sản phẩm cá tra phi lê đông lạnh nhập khẩu (NK) từ Việt Nam, với mức thuế gần 1 USD/kg, giá trị XK cá tra sang thị trường này đã giảm mạnh tới 23,5% so với cùng kỳ năm trước. Tiếp theo đà đó, tháng 2/2015, giá trị XK sang Mỹ giảm tiếp 19,4% so với cùng kỳ năm 2014.
Trong hoàn cảnh chịu mức thuế cao, cá tra Việt Nam lại không thể cạnh tranh với cá rô phi tại thị trường Mỹ về nhu cầu và giá cả. Đồng USD tăng mạnh khiến các nhà NK dè dặt mua hàng và đòi giảm giá bán, giá XK trung bình cá tra trong quý I/2015 giảm khoảng 5 cent so với cùng kỳ năm trước.
Những khó khăn về thị trường XK lớn nhất là Mỹ chiếm tới 22,2% tổng XK là một nguyên nhân làm cho giá cá tra nguyên liệu trong nước giảm mạnh. Tính đến cuối tháng 5/2015, giá cá tra dao động ở mức 20.000-22.500 đồng/kg, đây là mức giá thấp nhất kể từ đầu năm nay.
Tính đến nửa đầu tháng 5/2015, giá trị XK cá tra sang thị trường Trung Quốc - Hongkong đạt trên 48 triệu USD, tăng mạnh nhất trong top 10 thị trường XK hàng đầu của Việt Nam là 45,9% so với cùng kỳ năm trước. Sự tăng trưởng liên tục tại thị trường này trong 4 tháng liên tiếp kể từ đầu năm làm thay đổi đáng kể XK cá tra trong thời gian này. Tính đến nay, Trung Quốc là thị trường XK lớn thứ 4 của cá tra Việt Nam (sau Mỹ, EU, ASEAN). Từ tháng 1-4/2015, giá trị XK cá tra sang thị trường này tăng từ 13,8-95,2% so với cùng kỳ năm trước.
Giá trị XK cá tra sang thị trường lớn thứ 2 là EU giảm 15,8% và có khả năng sẽ tiếp tục chìm trong tăng trưởng âm trong nhiều tháng tới khiến doanh nghiệp XK sang thị trường này không nhiều mong đợi. Trong đó, giá trị XK sang thị trường Hà Lan giảm 4% (tính đến nửa đầu tháng 5/2015), sang Tây Ban Nha giảm tới 46,2% so với cùng kỳ năm ngoái.
Điều này hoàn toàn dễ hiểu vì theo thống kê của ITC, quý I/2015, tổng NK cá da trơn và cá tra của cả khối (27 nước) giảm 33% so với cùng kỳ năm 2014. Nguyên nhân chính khiến cho XK cá tra sang thị trường EU chính là việc chủ động giảm NK của các khách hàng tại EU,đồng EUR giảm mạnh so với USD cũng khiến khách hàng liên tục đòi hạ giá bán.
Có thể bạn quan tâm

Theo các hộ trồng điều ở huyện Châu Đức, Xuyên Mộc (Bà Rịa - Vũng Tàu), giá hạt điều ở thời điểm này (cuối vụ) đã giảm mạnh, hiện còn 15.000 đồng/kg, so với đầu vụ giảm 6.000 đồng/kg. Tình trạng mất mùa do diễn biến bất thường của thời tiết và rớt giá khiến người trồng điều đang lỗ nặng nên nhiều hộ đã chặt bỏ để canh tác cây trồng khác.

Nuôi lươn là mô hình phổ biến ở nhiều địa phương và được nuôi bằng nhiều hình thức. Những năm gần đây, nhiều nông dân xã Tân An (TX. Tân Châu - An Giang) đã thực hiện mô hình nuôi lươn trong bồn ủ bằng cây bắp khô, thu được lợi nhuận cao, cải thiện đời sống.

Những năm qua, người dân An Hiệp (Ba Tri - Bến Tre) đã chuyển đổi cây trồng, vật nuôi phù hợp, góp phần tăng thu nhập, kéo giảm tỷ lệ hộ nghèo, hộ khá giàu ngày càng tăng. Điển hình có gia đình anh Nguyễn Văn Dũng, sinh năm 1970, ở ấp An Điền Lớn, thu nhập gần 100 triệu đồng/năm từ nuôi gà lôi (gà Tây).

Là người có kinh nghiệm nuôi ếch trong vèo, anh Nguyễn Văn Vũ, ấp Mỹ Thới (xã Định Mỹ, Thoại Sơn, An Giang), cho biết: “Với 2 cái vèo diện tích 6 m2/cái, ban đầu, tôi thả nuôi 2.000 con ếch.

Ngày 9.5, người dân nuôi cá bè trên sông Vàm Cỏ Đông (đoạn qua khu vực cảng Bến Kéo, thuộc ấp Bến Kéo, xã Long Thành Nam, H.Hòa Thành, Tây Ninh) phải chứng kiến toàn bộ đàn cá đang chuẩn bị thu hoạch chết trắng.