Xuất khẩu cá tra năm 2015 có thể giảm 4%

Thị trường XK khó khăn trong khi các quy định về đăng ký XK, tỷ lệ mạ băng trong Nghị định số 36/2014/NĐ-CP của Chính phủ chưa được tháo gỡ, do đó giá trị XK cá tra năm 2015 có thể chỉ đạt khoảng 1,7 tỷ USD, giảm 4% so với cùng kỳ năm 2014.
Ngay từ đầu năm 2015, sau khi Bộ Thương mại Mỹ (DOC) công bố kết quả thuế chống bán phá giá lần thứ 10 (POR10) với sản phẩm cá tra phi lê đông lạnh nhập khẩu (NK) từ Việt Nam, với mức thuế gần 1 USD/kg, giá trị XK cá tra sang thị trường này đã giảm mạnh tới 23,5% so với cùng kỳ năm trước. Tiếp theo đà đó, tháng 2/2015, giá trị XK sang Mỹ giảm tiếp 19,4% so với cùng kỳ năm 2014.
Trong hoàn cảnh chịu mức thuế cao, cá tra Việt Nam lại không thể cạnh tranh với cá rô phi tại thị trường Mỹ về nhu cầu và giá cả. Đồng USD tăng mạnh khiến các nhà NK dè dặt mua hàng và đòi giảm giá bán, giá XK trung bình cá tra trong quý I/2015 giảm khoảng 5 cent so với cùng kỳ năm trước.
Những khó khăn về thị trường XK lớn nhất là Mỹ chiếm tới 22,2% tổng XK là một nguyên nhân làm cho giá cá tra nguyên liệu trong nước giảm mạnh. Tính đến cuối tháng 5/2015, giá cá tra dao động ở mức 20.000-22.500 đồng/kg, đây là mức giá thấp nhất kể từ đầu năm nay.
Tính đến nửa đầu tháng 5/2015, giá trị XK cá tra sang thị trường Trung Quốc - Hongkong đạt trên 48 triệu USD, tăng mạnh nhất trong top 10 thị trường XK hàng đầu của Việt Nam là 45,9% so với cùng kỳ năm trước. Sự tăng trưởng liên tục tại thị trường này trong 4 tháng liên tiếp kể từ đầu năm làm thay đổi đáng kể XK cá tra trong thời gian này. Tính đến nay, Trung Quốc là thị trường XK lớn thứ 4 của cá tra Việt Nam (sau Mỹ, EU, ASEAN). Từ tháng 1-4/2015, giá trị XK cá tra sang thị trường này tăng từ 13,8-95,2% so với cùng kỳ năm trước.
Giá trị XK cá tra sang thị trường lớn thứ 2 là EU giảm 15,8% và có khả năng sẽ tiếp tục chìm trong tăng trưởng âm trong nhiều tháng tới khiến doanh nghiệp XK sang thị trường này không nhiều mong đợi. Trong đó, giá trị XK sang thị trường Hà Lan giảm 4% (tính đến nửa đầu tháng 5/2015), sang Tây Ban Nha giảm tới 46,2% so với cùng kỳ năm ngoái.
Điều này hoàn toàn dễ hiểu vì theo thống kê của ITC, quý I/2015, tổng NK cá da trơn và cá tra của cả khối (27 nước) giảm 33% so với cùng kỳ năm 2014. Nguyên nhân chính khiến cho XK cá tra sang thị trường EU chính là việc chủ động giảm NK của các khách hàng tại EU,đồng EUR giảm mạnh so với USD cũng khiến khách hàng liên tục đòi hạ giá bán.
Có thể bạn quan tâm

Để đẩy nhanh tiến độ xây dựng nông thôn mới, những năm gần đây, xã Yên Đức (huyện Đông Triều - Quảng Ninh) đã tích cực chuyển đổi cơ cấu giống cây trồng, vật nuôi; ứng dụng khoa học kỹ thuật để đưa các con giống mới có năng suất, chất lượng cao vào sản xuất. Dự án nuôi cá trắm đen thương phẩm được triển khai thí điểm ở xã Yên Đức là một trong những mô hình mới như vậy.

Từ trước tới nay, việc xuất khẩu trái thanh long bị hạn chế vì trái chín thường bị ruồi đục, không thể bảo quản dài ngày để vận chuyền tới các thị trường xa. Để bảo quản sau thu hoạch, nhà vườn thanh long hoặc phải chiếu xạ cho từng lô hàng, hoặc phun thuốc bảo vệ thực vật, vừa tốn kém vừa có nguy cơ sản phẩm không đáp ứng yêu cầu về an toàn thực phẩm của nước nhập khẩu.

Từ đầu năm đến nay, toàn tỉnh Cà Mau đã tăng hơn 1.400 ha nuôi tôm công nghiệp, chủ yếu là ngoài vùng quy hoạch. Việc tăng diện tích nuôi tôm công nghiệp ngoài quy hoạch kéo theo nhiều hệ luỵ về kiểm soát dịch bệnh.

Chính vì thế, tái cơ cấu (TCC) ngành Nông nghiệp (NN) theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững trên địa bàn tỉnh Tiền Giang đến năm 2020 là vấn đề cần thiết. Trong đó, NCN cũng phải tính đến phương án TCC phát triển bền vững.

Song hành với các chính sách hỗ trợ, những năm gần đây, các cơ quan chức năng của tỉnh đã tích cực triển khai các hoạt động bổ sung nguồn lợi thủy sản tự nhiên. Từ thả cá hữu nghị với Trung Quốc trên sông Kỳ Cùng, đến thả cá bổ sung cho hồ thủy lợi.